»

Thứ sáu, 22/11/2024, 01:00:36 AM (GMT+7)

Mòng biển rỉa thịt cá voi

(09:18:33 AM 01/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Những bầy chim mòng biển háu ăn khiến cảnh tượng cá voi lao lên không trung hay phô diễn chiếc đuôi khổng lồ trên mặt nước trở thành điều xa xỉ đối với những du khách tới Argentina.

 

Mòng biển rỉa thịt cá voi khi chúng ngoi lên mặt nước để thở. Ảnh: Discovery

 

Cá voi đầu bò phương nam (Eubalaena australis) ở vùng biển gần bán đảo Valdes của Argentina luôn phải đối mặt với nguy cơ bị chim rỉa thịt mỗi khi chúng ngoi lên mặt nước để thở. Mối họa ấy lớn đến nỗi giới chức địa phương đang xem xét khả năng cho phép người dân săn mòng biển để cứu cá voi, AP đưa tin. Những bãi rác lộ thiên gần các thành phố ngày càng lớn khiến số lượng mòng biển tăng chóng mặt. Ngoài ra, thói quen vứt xác cá xuống biển của ngư dân cũng khiến số lượng mòng biển tăng, bởi chúng có thêm nguồn cung cấp thức ăn.

 

Khoảng 8 năm trước, bầy mòng biển khổng lồ xung quanh thành phố Puerto Madryn nhận thấy chúng có thể kiếm được thịt tươi từ cơ thể những con cá voi đầu bò phương Nam. Do số lượng mòng biển biết thủ thuật tăng theo thời gian, nguy cơ đối với cá voi cũng lớn dần. Bầy mòng biển đợi tới khi cá heo ngoi lên mặt nước để lấy không khí rồi lao xuống và khoan những chiếc lỗ trên thịt cá voi để moi da và mỡ.

 

“Thực trạng đó khiến chúng tôi cảm thấy lo lắng thực sự, bởi tổn thất mà mòng biển gây nên đối với cá voi tăng theo cấp số nhân”, Marcelo Bertellotti, một nhà bảo tồn của chính phủ Argentina, phát biểu.

 

Những lỗ thủng do mòng biển tạo ra trên lưng một con cá voi đầu bò phương nam ở gần bán đảo Valdes của Argentina. Ảnh: Discovery

 

Lũ cá voi buộc phải thay đổi hành vi, thói quen để giảm thiểu nguy cơ bị chim tấn công. Chúng không còn lao vọt lên không trung hay “khoe” phần đuôi khổng lồ như trước kia. Thay vào đó, cá voi chỉ ngoi lên mặt nước trong khoảng thời gian vừa đủ để hít không khí, sau đó chúng nhanh chóng lặn xuống.

 

Bertellotti tán thành ý tưởng bắn mòng biển để bảo vệ cá voi. Bằng cách tiêu diệt những con chim học được kỹ thuật rỉa thịt cá voi, ông hi vọng những con mòng biển sẽ từ bỏ thói quen ấy.

 

Một số chuyên gia khác cho rằng chính phủ không nên đổ lỗi cho mòng biển. Sự bùng nổ của chúng chỉ là một trong những hệ quả của tình trạng vứt rác tràn lan. Giảm lượng, tái sử dụng, tái chế rác và lấp những hố rác là những biện pháp có thể hãm đà bùng nổ của mòng biển. Số lượng mòng biển càng nhỏ thì nguy cơ đối với cá voi càng thấp.

 

“Chúng tôi sẽ khánh thành một số nhà máy phân loại rác thải vào cuối năm nay. Mọi loại rác không thể tái chế trong khu vực bán đảo Valdes sẽ được xử lý một cách phù hợp để chúng tôi có thể giảm nhẹ tác động của những bãi rác lộ thiên”, Eduardo Maza, một quan chức phụ trách môi trường, thông báo. 

(Nguồn: Minh Long/ VnExpress)
Từ khóa liên quan: Mòng biển, rỉa, thịt, cá voi
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mòng biển rỉa thịt cá voi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI