Lạ lùng 'Phật sống Di Lặc' ngủ dưới biển Phú Quốc
(22:03:02 PM 15/08/2012)(Tin Môi Trường) - Lúc nào thấy mắt rũ xuống, là ông nằm khểnh dưới đáy biển đánh giấc, mặc kệ miếng cơm manh áo.
>> Đại tượng Phật Di Lặc trên núi Bà Đen lớn hàng đầu thế giới >> Phát huy vai trò của đoàn thể trong giảm thiểu rác thải nhựa ở TP. Phú Quốc >> Dừng thi công dự án đô thị lấn biển Hạ Long >> Phát động trồng cây xanh tại thành phố Phú Quốc >> VNPT phát sóng 5G VinaPhone phục vụ sự kiện vinh danh Top 7 Cộng đồng thông minh thế giới ICF
Đại gia đình ông Út Hà không chỉ nổi danh cả huyện đảo Phú Quốc vì toàn người khổng lồ, bản thân ông giống tượng Phật Di Lặc, mà ông còn nổi tiếng vì có sở thích ngủ dưới đáy biển. Khả năng này của ông chưa từng ghi nhận trên thế giới, chứ đừng nói ở Việt Nam.
Hỏi chuyện ngủ dưới đáy biển có thực không, ông Út Hà cười khà khà: “Chú cứ hỏi bất kỳ ai ở huyện đảo này, họ đều kể cho chú nghe về khả năng ngủ dưới đáy biển của tui. Tui có sở thích ngủ dưới biển mấy chục năm nay, chứ có phải trò thử thách vui vẻ gì đâu”.
Ông Út Hà tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hà. Năm nay tròn 50 tuổi. Ông là con út và là thứ 6 trong gia đình. Vậy nên, gọi ông là Út Hà hay Sáu Hà cũng đều được.
Ông Út Hà sinh ra ở biển, cái nghèo bám riết từ đời ông, đời cha. Đến đời ông Hà, cả 5 anh em đều theo nghề lặn biển. “Nói chú không tin, chứ 3 tuổi tui đã bơi bì bõm ở biển rồi. Ba tui kể lại, hồi 3 tuổi, rơi xuống biển, tui tự bám thuyền trèo lên. 10 tuổi tui đã lặn ngụp xuống đáy biển mò đủ loại tôm cá, ốc, cua… đỡ đần ba má” – ông Út Hà bồi hồi nhớ lại.
Gần 40 năm lặn ngụp dưới đáy biển, không luồng lạch, rạn san hô nào quanh đảo Phú Quốc và những hòn đảo xa tít mù khơi mà ông Út Hà không rành rẽ. Nghề lặn biển phải có sức khỏe hơn người mới làm được, nên đáy biển vẫn còn dồi dào cá tôm, cua ốc.
Xưa kia, và cả bây giờ, chỉ cần một người đi lặn, sẽ nuôi được cả nhà. Mỗi ngày lặn biển, ông Út Hà mang về cho cho vợ ít nhất là 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Với nghề lặn biển, ông đã cất được ngôi nhà khang trang, nuôi 7 miệng ăn, với 5 đứa con khôn lớn. “Không lặn biển nữa, tui lại mất hết chú ạ” – ông Út Hà trầm ngâm khi nghĩ lại chuyện vừa phải bán ngôi nhà trả nợ và sống cảnh tá túc nhờ con gái.
Chuyện ngủ dưới biển của ông Út Hà khá kỳ cục. Ông phát hiện ra khả năng ấy của mình từ cách đây hơn 20 năm.
Ông Út Hà kể: “Hồi đó, bữa trưa, mấy anh em nướng cá, nướng ốc trên thuyền, hứng chí tui tợp hết cỡ lít rượu. Uống rượu xong, chẳng nghỉ ngơi gì, tui nhảy ngay xuống biển mò cá. Chỗ đó cá nhiều, tôm cua nhiều, tui rượt đuổi dữ lắm. Nhưng chạy nhiều quá, trong người lại có rượu, nên buồn ngủ không chịu được. Tui ngồi nghỉ cho đỡ mệt, không ngờ mắt díp lại, thế là ngủ luôn.
Anh em thấy tui lặn mãi không ngoi lên thì kéo dây, nhưng dây mắc vào đá nên kéo không lên được. Anh em lặn xuống, thấy tui nằm ngửa, gối đầu vào tảng đá bất động thì hoảng hốt, tưởng tui chết rồi. Nhưng thấy từ hai mũi tui vẫn nhả bọt đều đều, thì mới biết tui còn sống. Mọi người đánh thức, tui lại tiếp tục công việc kiếm ăn”.
Vụ ngủ quên vì say rượu dưới đáy biển khiến ông Út Hà nổi tiếng, được đồn đại ầm ĩ cả càng lặn biển Bãi Bổn. Nhiều người chưa chứng thực nên chưa tin khả năng đó, cho đó là chuyện của bác Ba Phi.
Giới lặn biển đều biết rằng, mỗi bước đi, mỗi hơi thở khi ở dưới biển đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc. Chỉ cần thiếu hơi, thay đổi áp suất đột ngột, đôi khi chẳng biết vì lý do gì, con người cũng có thể mất mạng lập tức. Vậy nên, chẳng ai dại gì thử nghiệm ngủ dưới đáy biển.
Sau vụ ấy, phải nhiều lần ông Út Hà ngủ tiếp dưới đáy biển, thì mọi người buộc phải tin. “Hồi đầu tui không chủ trương ngủ dưới đáy biển đâu, nhưng tính tui ăn nhiều ngủ khỏe, nên làm việc lâu dưới đáy biển là tui buồn ngủ lắm. Mà đã rơi vào lúc buồn ngủ, là mặc kệ cá bơi trước mắt, tui cứ đánh giấc đã. Nhiều lần anh em tụ họp vào bờ, không thấy tui đâu, phải nhảy xuống biển đánh thức tui dậy” – ông Út Hà kể.
Những ngày đầu phát hiện khả năng ngủ dưới biển của mình, thi thoảng ông Út Hà mới ngủ, nhưng khi việc ngủ dưới đáy biển thành thói quen, sở thích, thì ông ngủ liên tục. Và những ngày đầu bạn lặn còn nhảy xuống đáy biển đánh thức ông dậy, chứ sau này thấy bóng sủi lên cứ ở yên một chỗ, thì chỉ việc khóa ống hơi trên thuyền. Không có không khí để thở, ông Út Hà lập tức choàng tỉnh để tiếp tục công việc hoặc ngoi lên dọn đồ về đảo.
Theo ông Út Hà, lần ngủ dưới đáy biển vì bị say rượu cũng là giấc ngủ sâu nhất mà ông được hưởng. Ông bảo: “Dưới đáy biển nước trong vắt, cảnh vật chả khác gì thủy cung, nên đánh giấc dưới đáy biển là sướng nhất. Hôm nào uống nhiều rượu thì tui ngủ say như chết, nhưng không uống rượu thì xuất hiện cả những giấc mơ, mà toàn là mơ đẹp chú à”.
Tôi hỏi ông có bí quyết gì không, ông Út Hà lắc đầu kêu chẳng có bí quyết gì cả. Ông chỉ cần kiếm chỗ bằng phẳng để ngả lưng, có dây hơi ngậm vào miệng là ngủ ngon lành.
Với các thợ lặn khác, xuống mức nước 20 mét có thể hộc máu mồm máu mũi chết tươi, nhưng ông Út Hà không chỉ bơi lội vô tư ở mực nước ấy, mà còn còn có thể ngủ ngon lành trong hoàn cảnh áp lực nước cực kỳ mạnh.
Ngoài ra, các thợ lặn thông thường chỉ lặn liên tục được 1-3 giờ là phải ngoi lên, bởi ở lâu dưới biển có thể bị “tê” (tai biến do áp lực nước) bất cứ lúc nào, nhưng ông Út Hà có thể lặn cả ngày dưới biển, miễn là bụng no và có đủ dưỡng khí.
Mặc dù khả năng ở dưới biển lâu như thế, nhưng kết thúc mỗi chuyến lặn, sản vật ông kiếm được thường ít hơn các thợ lặn khác. Lý do là khi xuống biển, ông cứ thong dong kiếm ăn, chứ chẳng vội vàng gì. Lúc nào thấy mắt rũ xuống, là ông nằm khểnh đánh giấc, mặc kệ miếng cơm manh áo.
Khung cảnh thần tiên mát lạnh dưới đáy biển luôn khiến ông rất dễ chịu và giấc ngủ rất sâu. Và điều đặc biệt nữa là ông có thể ngủ một cách thoải mái mà không bị ai quấy rầy.
Những giấc ngủ đã nhất là ở đảo Thổ Châu, Hòn Sơn, Hòn Rái, thậm chí tận quần đảo Trường Sa. Ở đó nước biển trong như ngọc, đáy biển cát trắng lấp lánh như pha lê, những cánh rừng san hô đẹp như trong cổ tích và cá tôm bơi lội vây quanh như… ruồi nhặng. Khi ngủ ở đó, chỉ có đồng nghiệp đánh thức, hoặc chú cá voi quẫy mạnh bên mình ông mới tỉnh dậy.
Hơn năm nay, không được đi biển, không được ngủ với biển, ông Út Hà cảm thấy sức khỏe sa sút hẳn. Để đối phó với cái nóng trên bờ, mỗi khi ngủ, ông phải bật tới 4 cái quạt, đặt từ 4 phía. Thế nhưng, sức gió của những chiếc quạt vẫn không khiến cơ thể núc ních thịt của ông mát được.
Mặc dù có cơ thể mập ú ụ, vận động rất khó nhọc, nhưng đó là khi ở trên bờ. Những lúc ở dưới nước, ông trở nên nhanh nhẹn lạ thường, rượt cá ầm ầm dưới đáy biển.
Chiều xuống, sóng biển vỗ bờ cát rì rào. Những con thuyền máy của dân lặn biển cập Bãi Bổn. Người mua, người bán lao xao. Ông Út Hà phóng ánh mắt buồn rười rượi ra ngoài biển. Ông nói với tôi giọng quyết tâm lắm: “Sống cảnh trần gian thế này tui không chịu được chú à. Tui nhất định phải tiếp tục lặn biển, ngủ biển. Có chết, tui cũng phải chết ngoài biển!”.
Hỏi chuyện ngủ dưới đáy biển có thực không, ông Út Hà cười khà khà: “Chú cứ hỏi bất kỳ ai ở huyện đảo này, họ đều kể cho chú nghe về khả năng ngủ dưới đáy biển của tui. Tui có sở thích ngủ dưới biển mấy chục năm nay, chứ có phải trò thử thách vui vẻ gì đâu”.
Người dân Phú Quốc gọi ông Út Hà là "Phật Di Lặc" vì bộ dạng giống tượng Di Lặc của ông. |
Ông Út Hà tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hà. Năm nay tròn 50 tuổi. Ông là con út và là thứ 6 trong gia đình. Vậy nên, gọi ông là Út Hà hay Sáu Hà cũng đều được.
Ông Út Hà sinh ra ở biển, cái nghèo bám riết từ đời ông, đời cha. Đến đời ông Hà, cả 5 anh em đều theo nghề lặn biển. “Nói chú không tin, chứ 3 tuổi tui đã bơi bì bõm ở biển rồi. Ba tui kể lại, hồi 3 tuổi, rơi xuống biển, tui tự bám thuyền trèo lên. 10 tuổi tui đã lặn ngụp xuống đáy biển mò đủ loại tôm cá, ốc, cua… đỡ đần ba má” – ông Út Hà bồi hồi nhớ lại.
Gần 40 năm lặn ngụp dưới đáy biển, không luồng lạch, rạn san hô nào quanh đảo Phú Quốc và những hòn đảo xa tít mù khơi mà ông Út Hà không rành rẽ. Nghề lặn biển phải có sức khỏe hơn người mới làm được, nên đáy biển vẫn còn dồi dào cá tôm, cua ốc.
Xưa kia, và cả bây giờ, chỉ cần một người đi lặn, sẽ nuôi được cả nhà. Mỗi ngày lặn biển, ông Út Hà mang về cho cho vợ ít nhất là 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Với nghề lặn biển, ông đã cất được ngôi nhà khang trang, nuôi 7 miệng ăn, với 5 đứa con khôn lớn. “Không lặn biển nữa, tui lại mất hết chú ạ” – ông Út Hà trầm ngâm khi nghĩ lại chuyện vừa phải bán ngôi nhà trả nợ và sống cảnh tá túc nhờ con gái.
Chuyện ngủ dưới biển của ông Út Hà khá kỳ cục. Ông phát hiện ra khả năng ấy của mình từ cách đây hơn 20 năm.
Ông Út Hà kể: “Hồi đó, bữa trưa, mấy anh em nướng cá, nướng ốc trên thuyền, hứng chí tui tợp hết cỡ lít rượu. Uống rượu xong, chẳng nghỉ ngơi gì, tui nhảy ngay xuống biển mò cá. Chỗ đó cá nhiều, tôm cua nhiều, tui rượt đuổi dữ lắm. Nhưng chạy nhiều quá, trong người lại có rượu, nên buồn ngủ không chịu được. Tui ngồi nghỉ cho đỡ mệt, không ngờ mắt díp lại, thế là ngủ luôn.
Ông Út Hà tự làm nổi trên mặt nước. Ảnh: Minh Tiến. |
Anh em thấy tui lặn mãi không ngoi lên thì kéo dây, nhưng dây mắc vào đá nên kéo không lên được. Anh em lặn xuống, thấy tui nằm ngửa, gối đầu vào tảng đá bất động thì hoảng hốt, tưởng tui chết rồi. Nhưng thấy từ hai mũi tui vẫn nhả bọt đều đều, thì mới biết tui còn sống. Mọi người đánh thức, tui lại tiếp tục công việc kiếm ăn”.
Vụ ngủ quên vì say rượu dưới đáy biển khiến ông Út Hà nổi tiếng, được đồn đại ầm ĩ cả càng lặn biển Bãi Bổn. Nhiều người chưa chứng thực nên chưa tin khả năng đó, cho đó là chuyện của bác Ba Phi.
Giới lặn biển đều biết rằng, mỗi bước đi, mỗi hơi thở khi ở dưới biển đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc. Chỉ cần thiếu hơi, thay đổi áp suất đột ngột, đôi khi chẳng biết vì lý do gì, con người cũng có thể mất mạng lập tức. Vậy nên, chẳng ai dại gì thử nghiệm ngủ dưới đáy biển.
Ông Út Hà và cô con gái út hồi còn lặn biển. Ảnh: Minh Tiến. |
Sau vụ ấy, phải nhiều lần ông Út Hà ngủ tiếp dưới đáy biển, thì mọi người buộc phải tin. “Hồi đầu tui không chủ trương ngủ dưới đáy biển đâu, nhưng tính tui ăn nhiều ngủ khỏe, nên làm việc lâu dưới đáy biển là tui buồn ngủ lắm. Mà đã rơi vào lúc buồn ngủ, là mặc kệ cá bơi trước mắt, tui cứ đánh giấc đã. Nhiều lần anh em tụ họp vào bờ, không thấy tui đâu, phải nhảy xuống biển đánh thức tui dậy” – ông Út Hà kể.
Những ngày đầu phát hiện khả năng ngủ dưới biển của mình, thi thoảng ông Út Hà mới ngủ, nhưng khi việc ngủ dưới đáy biển thành thói quen, sở thích, thì ông ngủ liên tục. Và những ngày đầu bạn lặn còn nhảy xuống đáy biển đánh thức ông dậy, chứ sau này thấy bóng sủi lên cứ ở yên một chỗ, thì chỉ việc khóa ống hơi trên thuyền. Không có không khí để thở, ông Út Hà lập tức choàng tỉnh để tiếp tục công việc hoặc ngoi lên dọn đồ về đảo.
Theo ông Út Hà, lần ngủ dưới đáy biển vì bị say rượu cũng là giấc ngủ sâu nhất mà ông được hưởng. Ông bảo: “Dưới đáy biển nước trong vắt, cảnh vật chả khác gì thủy cung, nên đánh giấc dưới đáy biển là sướng nhất. Hôm nào uống nhiều rượu thì tui ngủ say như chết, nhưng không uống rượu thì xuất hiện cả những giấc mơ, mà toàn là mơ đẹp chú à”.
Không được lặn biển, làm ăn sa sút, phải bán cả nhà, nên giờ ông Út Hà ở nhờ nhà con gái và con rể. |
Tôi hỏi ông có bí quyết gì không, ông Út Hà lắc đầu kêu chẳng có bí quyết gì cả. Ông chỉ cần kiếm chỗ bằng phẳng để ngả lưng, có dây hơi ngậm vào miệng là ngủ ngon lành.
Với các thợ lặn khác, xuống mức nước 20 mét có thể hộc máu mồm máu mũi chết tươi, nhưng ông Út Hà không chỉ bơi lội vô tư ở mực nước ấy, mà còn còn có thể ngủ ngon lành trong hoàn cảnh áp lực nước cực kỳ mạnh.
Ngoài ra, các thợ lặn thông thường chỉ lặn liên tục được 1-3 giờ là phải ngoi lên, bởi ở lâu dưới biển có thể bị “tê” (tai biến do áp lực nước) bất cứ lúc nào, nhưng ông Út Hà có thể lặn cả ngày dưới biển, miễn là bụng no và có đủ dưỡng khí.
Mặc dù khả năng ở dưới biển lâu như thế, nhưng kết thúc mỗi chuyến lặn, sản vật ông kiếm được thường ít hơn các thợ lặn khác. Lý do là khi xuống biển, ông cứ thong dong kiếm ăn, chứ chẳng vội vàng gì. Lúc nào thấy mắt rũ xuống, là ông nằm khểnh đánh giấc, mặc kệ miếng cơm manh áo.
Khung cảnh thần tiên mát lạnh dưới đáy biển luôn khiến ông rất dễ chịu và giấc ngủ rất sâu. Và điều đặc biệt nữa là ông có thể ngủ một cách thoải mái mà không bị ai quấy rầy.
Phóng viên trở nên nhỏ bé khi đứng cạnh người khổng lồ Út Hà. |
Những giấc ngủ đã nhất là ở đảo Thổ Châu, Hòn Sơn, Hòn Rái, thậm chí tận quần đảo Trường Sa. Ở đó nước biển trong như ngọc, đáy biển cát trắng lấp lánh như pha lê, những cánh rừng san hô đẹp như trong cổ tích và cá tôm bơi lội vây quanh như… ruồi nhặng. Khi ngủ ở đó, chỉ có đồng nghiệp đánh thức, hoặc chú cá voi quẫy mạnh bên mình ông mới tỉnh dậy.
Hơn năm nay, không được đi biển, không được ngủ với biển, ông Út Hà cảm thấy sức khỏe sa sút hẳn. Để đối phó với cái nóng trên bờ, mỗi khi ngủ, ông phải bật tới 4 cái quạt, đặt từ 4 phía. Thế nhưng, sức gió của những chiếc quạt vẫn không khiến cơ thể núc ních thịt của ông mát được.
Mặc dù có cơ thể mập ú ụ, vận động rất khó nhọc, nhưng đó là khi ở trên bờ. Những lúc ở dưới nước, ông trở nên nhanh nhẹn lạ thường, rượt cá ầm ầm dưới đáy biển.
Chiều xuống, sóng biển vỗ bờ cát rì rào. Những con thuyền máy của dân lặn biển cập Bãi Bổn. Người mua, người bán lao xao. Ông Út Hà phóng ánh mắt buồn rười rượi ra ngoài biển. Ông nói với tôi giọng quyết tâm lắm: “Sống cảnh trần gian thế này tui không chịu được chú à. Tui nhất định phải tiếp tục lặn biển, ngủ biển. Có chết, tui cũng phải chết ngoài biển!”.
(Nguồn: VTC News)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.