»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:45:24 AM (GMT+7)

Kon Tum: Cấm phá rừng… cho vui Tin ảnhTin mới nhất

(22:43:25 PM 02/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Đi dọc tuyến Quốc lộ 24, đoạn qua địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum chằng chịt những mảng rừng bị người dân san phẳng làm nương rẫy. Trong khi đó, các cơ quan chức năng đành "bất lực" trong việc xử lý, ngăn chặn nạn phá rừng

Theo ghi nhận của phóng viên , nơi nào treo biển cấm phá rừng thì nơi đó tình trạng phá rừng con nặng nề hơn. Phía trước treo biển "cấm phá rừng" thì phía sau đã bị người dân chặt phá hàng loạt. Thậm chí, nhiều khoảng rừng bị chặt phá người dân còn làm chòi để ở cho tiện… phá rừng.

Tình trạng người dân xâm lấn đất rừng diễn ra đặc biệt phức tạp ở địa phận xã Hiếu, huyện Kon Plong. Tại đây, nhiều diện tích rừng bị chặt hạ đã được đốt cháy nham nhở; vài nơi khác cây mới bị chặt hạ lá vẫn còn tươi nguyên; một số diện tích đã được xuống giống trồng cây lương thực…

Ông Võ Minh Văn, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Kon Plong, cho biết để xảy ra tình trạng phá rừng thì trách nhiệm chủ yếu thuộc về đơn vị chủ rừng là Công ty TNHH Lâm nghiệp Kon Plong. “Mỗi xã đều có một kiểm lâm địa bàn nhưng chủ yếu là làm nhiệm vụ tư vấn cho chính quyền địa phương về công tác quản lý bảo vệ rừng. Việc bảo vệ rừng là trách nhiệm của đơn vị chủ rừng” – ông Văn nói.

Theo ông Vũ Văn Bắc, Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Kon Plong, việc người dân phá rừng rất khó kiểm soát, đặc biệt những khu rừng giao cho chính quyền xã quản lý. “Cứ đêm đến là mỗi người đeo một đèn pin trên đầu vào rừng chặt phá, mà họ chỉ cắt nửa cây, đến khi gió thổi thì đổ rạp hàng loạt” – ông Bắc nói và cho biết cả thôn trưởng, bí thư nhiều thôn cũng tham gia phá rừng đã bị lập biên bản.

Tuy nhiên, việc lập biên bản và xử lý những người dân vi phạm rất khó vì chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế khó khăn nên việc xử phạt cũng không được. Biện pháp chính chủ yếu vẫn là tuyên truyền, khuyến cáo người dân. Bên cạnh đó, gắn những biển báo cấm phá rừng. “Nhìn những cánh rừng mình quản lý bị phá xót ruột lắm nhưng xử lý mạnh tay thì không được” – ông Bắc nói.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại được về nạn chặt phá rừng ở Kon Tum:


Kon[-]Tum:[-]Cấm[-]phá[-]rừng…[-]cho[-]vui
Một cây gỗ lớn trong rừng bị chặt hạ nhưng chưa được lấy đi hết
Kon[-]Tum:[-]Cấm[-]phá[-]rừng…[-]cho[-]vui
Một khoảng rừng tại thôn Đắk Re, xã Hiếu bị chặt hạ, đốt cháy nham nhở
Kon[-]Tum:[-]Cấm[-]phá[-]rừng…[-]cho[-]vui
Một cây gỗ lớn đã được cắt thành lóng, chưa kịp lấy đi
Kon[-]Tum:[-]Cấm[-]phá[-]rừng…[-]cho[-]vui
Ông Phạm Văn Kỷ, cán bộ lâm trường, bên một khoảng rừng do đơn vị quản lý bị chặt phá

Kon[-]Tum:[-]Cấm[-]phá[-]rừng…[-]cho[-]vui
Một khoảng rừng tại thôn Đắk Re, xã Hiếu mới bị chặt còn tươi nguyên

Kon[-]Tum:[-]Cấm[-]phá[-]rừng…[-]cho[-]vui
Một vạt rừng lớn bị chặt hạ, gốc cây còn nham nhở

Kon[-]Tum:[-]Cấm[-]phá[-]rừng…[-]cho[-]vui
Sườn đồi với nhiều cây gỗ lớn bị san phẳng
 

Những khoảng rừng bị hủy hoại chằng chịt tại huyện Kon Plong
Kon[-]Tum:[-]Cấm[-]phá[-]rừng…[-]cho[-]vui
Dù gắn biển cấm nhưng người dân đã phá hủy hết rừng, trồng cây lương thực lên cao ngút

Kon[-]Tum:[-]Cấm[-]phá[-]rừng…[-]cho[-]vui
Bên này gắn biển cấm, bên kia sườn đồi, rừng đã bị phá lên gần đến đỉnh
Kon[-]Tum:[-]Cấm[-]phá[-]rừng…[-]cho[-]vui
Dễ dàng nhận thấy những thân gỗ được xẻ ngay tại chỗ

Kon[-]Tum:[-]Cấm[-]phá[-]rừng…[-]cho[-]vui
Thậm chí, nhiều nơi người dân còn làm chòi đểtiện việc... phá rừng

Kon[-]Tum:[-]Cấm[-]phá[-]rừng…[-]cho[-]vui
Một chỗ gắn tới 4 biển cấm và thông báo, nhưng rừng xung quanh vẫn bị hủy hoại.

Hoàng Thanh/NLĐ
Từ khóa liên quan: Kon Tum, Cấm phá rừng, cho vui
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kon Tum: Cấm phá rừng… cho vui

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI