Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Theo ghi nhận của phóng viên , nơi nào treo biển cấm phá rừng thì nơi đó tình trạng phá rừng con nặng nề hơn. Phía trước treo biển "cấm phá rừng" thì phía sau đã bị người dân chặt phá hàng loạt. Thậm chí, nhiều khoảng rừng bị chặt phá người dân còn làm chòi để ở cho tiện… phá rừng.
Tình trạng người dân xâm lấn đất rừng diễn ra đặc biệt phức tạp ở địa phận xã Hiếu, huyện Kon Plong. Tại đây, nhiều diện tích rừng bị chặt hạ đã được đốt cháy nham nhở; vài nơi khác cây mới bị chặt hạ lá vẫn còn tươi nguyên; một số diện tích đã được xuống giống trồng cây lương thực…
Ông Võ Minh Văn, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Kon Plong, cho biết để xảy ra tình trạng phá rừng thì trách nhiệm chủ yếu thuộc về đơn vị chủ rừng là Công ty TNHH Lâm nghiệp Kon Plong. “Mỗi xã đều có một kiểm lâm địa bàn nhưng chủ yếu là làm nhiệm vụ tư vấn cho chính quyền địa phương về công tác quản lý bảo vệ rừng. Việc bảo vệ rừng là trách nhiệm của đơn vị chủ rừng” – ông Văn nói.
Theo ông Vũ Văn Bắc, Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Kon Plong, việc người dân phá rừng rất khó kiểm soát, đặc biệt những khu rừng giao cho chính quyền xã quản lý. “Cứ đêm đến là mỗi người đeo một đèn pin trên đầu vào rừng chặt phá, mà họ chỉ cắt nửa cây, đến khi gió thổi thì đổ rạp hàng loạt” – ông Bắc nói và cho biết cả thôn trưởng, bí thư nhiều thôn cũng tham gia phá rừng đã bị lập biên bản.
Tuy nhiên, việc lập biên bản và xử lý những người dân vi phạm rất khó vì chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế khó khăn nên việc xử phạt cũng không được. Biện pháp chính chủ yếu vẫn là tuyên truyền, khuyến cáo người dân. Bên cạnh đó, gắn những biển báo cấm phá rừng. “Nhìn những cánh rừng mình quản lý bị phá xót ruột lắm nhưng xử lý mạnh tay thì không được” – ông Bắc nói.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại được về nạn chặt phá rừng ở Kon Tum:
Một cây gỗ lớn trong rừng bị chặt hạ nhưng chưa được lấy đi hết
Một khoảng rừng tại thôn Đắk Re, xã Hiếu bị chặt hạ, đốt cháy nham nhở
Một cây gỗ lớn đã được cắt thành lóng, chưa kịp lấy đi
Ông Phạm Văn Kỷ, cán bộ lâm trường, bên một khoảng rừng do đơn vị quản lý bị chặt phá
Một khoảng rừng tại thôn Đắk Re, xã Hiếu mới bị chặt còn tươi nguyên
Một vạt rừng lớn bị chặt hạ, gốc cây còn nham nhở
Sườn đồi với nhiều cây gỗ lớn bị san phẳng
Những khoảng rừng bị hủy hoại chằng chịt tại huyện Kon Plong
Dù gắn biển cấm nhưng người dân đã phá hủy hết rừng, trồng cây lương thực lên cao ngút
Bên này gắn biển cấm, bên kia sườn đồi, rừng đã bị phá lên gần đến đỉnh
Dễ dàng nhận thấy những thân gỗ được xẻ ngay tại chỗ
Thậm chí, nhiều nơi người dân còn làm chòi đểtiện việc... phá rừng
Một chỗ gắn tới 4 biển cấm và thông báo, nhưng rừng xung quanh vẫn bị hủy hoại.