Hòn đảo bị siêu bão dập tắt văn minh 300 năm, thành đảo "ma"
(22:57:09 PM 17/09/2017)(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên trong 300 năm, hòn đảo ở Caribe bị tàn phá nặng nề đến mức không còn người sinh sống.
>> "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" >> Vì sao chuyển đổi 38ha rừng phòng hộ tự nhiên để sản xuất xi măng? >> Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
Cảnh tượng tan hoang ở đảo Barbuda sau khi bão Irma đi qua
Khi siêu bão Irma tàn phá hòn đảo Barbuda thuộc quốc gia Antigua và Barbuda ở vùng Caribe, nó đã "dập tắt" sự sống ở đây và biến hòn đảo tuyệt đẹp thành "không thể sống được". Lần đầu tiên trong vài thế kỷ qua, không một ai sống ở đó, CNN đưa tin.
Ronald Sanders, Đại sứ Antigua và Barbuda tại Mỹ, nói với Đài phát thanh Quốc tế Công chúng (PRI): "Đó là một thảm hoạ nhân đạo."
"Lần đầu tiên trong 300 năm, không một người nào sống trên đảo Barbuda - nền văn minh từng tồn tại trên hòn đảo 300 năm đã bị dập tắt."
Antigua và Barbuda có dân số ước tính là 94.731 người, với 97% sống trên đảo Antigua.
Khi bão đổ bộ, đảo Antigua ít bị thiệt hại hơn nhưng bão đã phá hủy hầu như toàn bộ cơ sở hạ tầng của Barbuda, san phẳng các công trình xây dựng. Ít nhất một người chết. Những người cứu hộ di tản người dân đến Antigua và tình trạng khẩn cấp được ban bố.
ma 2.jpg">
ma 2.jpg" width="600" height="337" alt="Hòn[-]đảo[-]bị[-]siêu[-]bão[-]dập[-]tắt[-]văn[-]minh[-]300[-]năm,[-]thành[-]đảo[-]"ma"" />
Lần đầu tiên trong 300 năm, không một người nào sống trên đảo Barbuda
Ông Sanders nói với PRI: "Chúng tôi cố gắng tạo ra những nơi ở tốt nhất có thể trong hoàn cảnh như thế này. May mắn thay, chúng tôi đã lên kế hoạch cho cơn bão và đặt hàng vật phẩm từ Mỹ trước cơn bão".
Ông nói với CNN rằng khoảng 1.700 người đã được sơ tán khỏi Barbuda đến Antigua. Một số người tự tìm cách đến Antigua.
Điều kiện sống không hoàn hảo và có thể "chật chội", ông nói. Nhưng những người sơ tán đã được an toàn và trẻ em từ Barbuda sẽ đi học ở Antigua trong thời gian này.
"Họ ở nhờ các cơ sở của chính phủ. Chúng tôi cũng mở nhà trú ở một số nơi khác nữa.
“Người Antigua rất hào phóng trong việc mở cửa đón người dân Barbuda, đặc biệt là những người có con nhỏ ", ông nói với PRI.
Chính phủ tin rằng trong khi một số người Barbuda có thể ở lại Antigua, nhiều người vẫn muốn về nhà khi hòn đảo được tái thiết.
Đó là một hòn đảo nhỏ và cư dân có ý thức mạnh mẽ về quê hương. Đó là nơi tổ tiên của họ được chôn cất, Sanders nói.
Ông nói với CNN: "Nhiều thế hệ người dân đã sống trên hòn đảo đó. Họ không biết gì khác. Sự cam kết với hòn đảo là cực kỳ mạnh”.
Theo Trà My (Dân Việt)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
-
Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)