Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Hòn đảo bị siêu bão dập tắt văn minh 300 năm, thành đảo "ma"

(22:57:09 PM 17/09/2017)
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên trong 300 năm, hòn đảo ở Caribe bị tàn phá nặng nề đến mức không còn người sinh sống.

Hòn đảo bị siêu bão dập tắt văn minh 300 năm, thành đảo "ma"

Cảnh tượng tan hoang ở đảo Barbuda sau khi bão Irma đi qua

 
Khi siêu bão Irma tàn phá hòn đảo Barbuda thuộc quốc gia Antigua và Barbuda ở vùng Caribe, nó đã "dập tắt" sự sống ở đây và biến hòn đảo tuyệt đẹp thành "không thể sống được". Lần đầu tiên trong vài thế kỷ qua, không một ai sống ở đó, CNN đưa tin.
 
Ronald Sanders, Đại sứ Antigua và Barbuda tại Mỹ, nói với Đài phát thanh Quốc tế Công chúng (PRI): "Đó là một thảm hoạ nhân đạo."
 
"Lần đầu tiên trong 300 năm, không một người nào sống trên đảo Barbuda - nền văn minh từng tồn tại trên hòn đảo 300 năm đã bị dập tắt."
 
Antigua và Barbuda có dân số ước tính là 94.731 người, với 97% sống trên đảo Antigua.
 
Khi bão đổ bộ, đảo Antigua ít bị thiệt hại hơn nhưng bão đã phá hủy hầu như toàn bộ cơ sở hạ tầng của Barbuda, san phẳng các công trình xây dựng. Ít nhất một người chết. Những người cứu hộ di tản người dân đến Antigua và tình trạng khẩn cấp được ban bố.
 
Hòn đảo bị siêu bão dập tắt văn minh 300 năm, thành đảo "ma"

Lần đầu tiên trong 300 năm, không một người nào sống trên đảo Barbuda
 
Ông Sanders nói với PRI: "Chúng tôi cố gắng tạo ra những nơi ở tốt nhất có thể trong hoàn cảnh như thế này. May mắn thay, chúng tôi đã lên kế hoạch cho cơn bão và đặt hàng vật phẩm từ Mỹ trước cơn bão".
 
Ông nói với CNN rằng khoảng 1.700 người đã được sơ tán khỏi Barbuda đến Antigua. Một số người tự tìm cách đến Antigua.
 
Điều kiện sống không hoàn hảo và có thể "chật chội", ông nói. Nhưng những người sơ tán đã được an toàn và trẻ em từ Barbuda sẽ đi học ở Antigua trong thời gian này.
 
"Họ ở nhờ các cơ sở của chính phủ. Chúng tôi cũng mở nhà trú ở một số nơi khác nữa.
 
“Người Antigua rất hào phóng trong việc mở cửa đón người dân Barbuda, đặc biệt là những người có con nhỏ ", ông nói với PRI.
 
Chính phủ tin rằng trong khi một số người Barbuda có thể ở lại Antigua, nhiều người vẫn muốn về nhà khi hòn đảo được tái thiết.
 
Đó là một hòn đảo nhỏ và cư dân có ý thức mạnh mẽ về quê hương. Đó là nơi tổ tiên của họ được chôn cất, Sanders nói.
 
Ông nói với CNN: "Nhiều thế hệ người dân đã sống trên hòn đảo đó. Họ không biết gì khác.  Sự cam kết với hòn đảo là cực kỳ mạnh”.
 
Chính phủ có ý định xây dựng lại hòn đảo nhưng sẽ mất thời gian. Ông Sanders cho biết trợ cấp nhân đạo quốc tế là cần thiết trong công việc khổng lồ này, thêm rằng một cộng đồng nhỏ không thể xây dựng lại hòn đảo mà không có sự trợ giúp.
Theo Trà My (Dân Việt)