Gặp bộ tộc giữ thói quen sinh hoạt lạc hậu như 10 ngàn năm trước
(11:17:50 AM 05/07/2015)
Ngay cả việc lấy lửa, họ cũng miệt mài cả ngày dùng hai hòn đá tạo ma sát, chứ nhất quyết không dùng máy đánh lửa.
Vộ tộc Hadza, sống bên hồ Eyasi, vẫn giữ thói quen sinh hoạt lạc hậu như 10 ngàn năm qua.
Suốt hơn 10.000 năm qua họ vẫn giữ thói quen 'ăn nhờ ở đợ' vào 'mẹ trái đất'. Họ không trồng trọt, chăn nuôi, mà sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng, giống như cách mà tổ tiên của họ vẫn sống.
Số dân của bộ tộc chỉ khoảng 1.200 người. Họ giữ thói quen sống du mục, không chọn nơi ở cố định. Nơi trú mưa trú nắng của tộc người này vẫn là những hang đá hoặc những túp lều cỏ.
Có lẽ đây là tộc người duy nhất trên trái đất gần như không có đời sống tâm linh. Họ không có tín ngưỡng tôn giáo, không thờ phụng thần linh và đặc biệt là không có người đứng đầu bộ tộc.
Từng nhóm người sống với nhau và quan hệ tình dục tự do.
Những người phụ nữ của bộ tộc thường sinh con với nhiều người đàn ông khác nhau.
Ngay cả phụ nữ cũng không thể phân biệt ai là bố của những đứa trẻ. Tuy nhiên, điều đó chẳng quan trọng gì với họ.
Phụ nữ và đàn ông của bộ tộc gần như không có ràng buộc về hôn nhân. Nếu cảm thấy thích nhau họ sẽ tự do đến sống với nhau mà không có bất cứ nghi lễ cưới hỏi nào.
Nếu sau 2 tuần chung sống mà họ không hợp nhau, người con gái sẽ về sống lại với bố mẹ mình và họ vẫn được coi là còn trinh trắng.
Qua nghiên cứu của nhà nhân chủng học Apicella, với 100 người cả nam và nữ, đa số những người đàn ông của bộ tộc đều cho rằng, phụ nữ có giọng nói trầm, sẽ giỏi giang việc nhà và hái lượm.
Tuy nhiên những người phụ nữ có giọng nói trong trẻo, cao vút lại là bạn tình lý tưởng.
Đa số nữ giới lại cho rằng đàn ông có giọng trầm sẽ là người có khả năng săn bắn giỏi, song chỉ vài cô cho rằng họ sẽ là những người đàn ông có trách nhiệm.
Những chiếc áo lông của loài khỉ đầu chó là trang phục yêu thích của tộc người này.
Bộ tộc này chưa từng dính đến các cuộc chiến tranh, xung đột và cũng chưa từng chịu cảnh dịch bệnh, thiên tai. Chính vì vậy họ cứ hồn nhiên vui sống như ông cha họ vẫn sinh tồn.
Thức ăn của người Hadza hàng ngày là thịt chim trời, linh dương, khỉ đầu chó, trâu rừng và các loài thú sống trong rừng.
Người Hadza không có thói quen tích trữ lương thực. Mỗi khi săn bắn được thú, họ chia hết cho mọi người và cùng ăn hết trong ngày.
Những người đàn ông của bộ tộc thường dậy rất sớm để mài vũ khí, đi săn, chuẩn bị thức ăn cho một ngày mới.
Phương tiện săn bắn là cung tên mà họ chế ra từ bao đời nay.
Người Hadza gần như không tiếp xúc với thế giới hiện đại, nhưng họ cũng biết loài người ngoài kia đã sử dụng những dụng cụ hiện đại để tạo lửa.
Nhưng điều lạ lùng ở chỗ họ không thích sử dụng phương tiện hiện đại mà vẫn kiên trì ngồi cả ngày dùng đá đánh lửa, nướng chín thức ăn như thời ăn lông ở lỗ.
Mỗi khi khát họ thường tìm ra các con sông, hồ để uống. Cái cách mà họ uống nước cũng không khác cách mà những con vật uống. Họ cúi gập người, úp mặt vào dòng nước mát say sưa hút nước như thời sơ khai của loài người.
Họ giao tiếp với nhau bằng thứ ngôn ngữ riêng và hiện vẫn còn là điều bí ẩn với các nhà khoa học.
Chính phủ Tanzania đã tìm cách bảo vệ và tránh nguy cơ tuyệt chủng cho bộ tộc này bằng cách xây nhà cho họ và hướng họ đến lối sống văn minh, song mọi lỗ lực thay đổi quan niệm sống của bộ tộc này đều vô dụng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.