Dân kêu cá chết hàng loạt sau vụ vỡ bể chứa bùn chì
(22:37:47 PM 07/01/2016)>>Cao Bằng: Vỡ bể chứa thải nhà máy chì kẽm, môi trường bị ô nhiễm nặng
Cá chết vì nước ô nhiễm?
Lần theo sông Gâm từ điểm bùn thải chảy ra sông, phóng viên Zing.vn đã xuôi dòng hạ lưu. Nước sông vẫn đục ngầu, hai bên bờ sông bùn thải bám đen sì. Chị Nông Thị Hiền (20 tuổi, ở Yên Phong, huyện Bắc Mê, Hà Giang) kể lại hôm qua chị đi thấy nước sông trắng đục vì nước bùn thải của nhà máy sản xuất chì kẽm. Trước đó, theo chị Hiền, nước trong xanh chứ không như mấy hôm nay.
Cũng ở xã Yên Phong, bà Hoàng Thị Lịm (thôn Nà Vuồng, cho hay: “Sau khi vỡ ống nước thải bùn, mùi hôi thôi bốc lên từ nước sông rất khó chịu. Cá chết trôi trắng trên sông. Hôm nay thì ít rồi, chỉ còn mấy con dạt lại bên bờ thôi”. Nói xong, chị Lịm chỉ cho chúng tôi, hàng chục con cá bị chết do nước ô nhiễm dạt vào 2 bên bờ.
Men theo đường sông khoảng 15km nữa chúng tôi đến nhà ông Trần Văn Tường (47 tuổi, ở thông Pác Sáng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê). Ông Tường cho rằng mình bị chết khoảng 1 tấn cá vì nước sông ô nhiễm từ chất thải bùn chì của công ty CKC chảy ra.
“Khoảng 18h30 ngày 5/1, nghe cháu ở Bảo Lâm gọi điện về nói kiểm tra bè cá có 3 lồng cá (cá lăng, bống, chiên). Tôi hốt hoảng chạy xuống, thấy cá trong lồng bắt đầu lờ đờ, nước sông thì trắng đục, mùi bốc lên hôi thối. Ngay lập tức, cả nhà xuống bắt cá lên cho vào bể, chở khoảng 1 tấn cá đi gửi lồng nơi khác. Nhưng chở đến nơi cá đã chết hết”, ông Tường than thở.
Trị giá 3 lồng cá của ông Tường khoảng hơn 500 triệu, ông nói đó là toàn bộ vốn liếng của gia đình. Đến sáng 6/1, ông Tường báo cáo chính quyền địa phương, đại diện chính quyền cùng đại diện công ty đã đến lập biên bản tuy nhiên lại khẳng định việc ông bị chết 1 tấn cá là không có cơ sở.
“Tôi không hiểu sao họ lại nói vậy. Tôi nói các ông muốn xác thực cá tôi chết hay không thì cùng tôi sang Hà Giang để xem cá chết nhưng họ không chịu đi. Việc tôi bị thiệt hại là có thật. Tôi bịa ra chuyện đó làm gì cơ chứ”, ông Tường bức xúc.
Để minh chứng cho việc cá nhà ông chết là thật, ông chèo đó chở phóng viên đi xem. Hàng chục con cá chết vẫn trôi nổi trên sông Gâm đoạn chảy qua nhà ông Tường. Cá rô phi còn sót lại trong lồng cá của ông Tường chết nổi, chết chìm.
Ông giải thích cá đây là cá da trơn nên khi nước bùn thải bám vào mất hết nhớt, khiến nó yếu rồi chết. “Tôi đề nghị phía công ty CKC bồi thường cho tôi, cá tôi chết là bị ô nhiễm từ chất thải của công ty chứa không phải từ thiên nhiên”, ông Tường yêu cầu.
Cá sông Gâm chết dạt bên bờ vì nước ô nhiễm.
Nước, bùn thải bắn cao hơn 20m
Theo ghi nhận vào sáng 7/1, ngay điểm vỡ ống cống, bùn chì còn chất đống. Hệ thống nhà máy xử lý nước thải của công ty CKC bị vùi lấp dưới đống bùn thải. Có cây cao lớn 20m bị bùn bắn lên tận ngọn. Hai bên suối Bản Khun (chảy ra sông Gâm) vết bùn thải chảy dâng cao khoảng 5m còn hiện rõ hai bên bờ. Mùi bùn chì thải bốc lên nồng nặc. Hàng chục công nhân tiếp tục múc bùn cho vào bao tải.
Trao đổi, ông Phạm Thế Sơn, Tổng Giám đốc công ty CKC, cho biết thời điểm xảy ra sự cố (14h30 ngày 5/1), nước bùn có áp lực lớn, bắn lên rất cao, dòng nước, bùn chảy mạnh.
“Chúng tôi đã huy động công nhân, vứt cây, gỗ, bao cát, đá hộc, lưới B40 vào hố cỗng vỡ để khắc phục. Ngăn không cho khối lượng lớn bùn thải chảy ra ngoài. Đến khoảng 18h ngày 5/1, cơ bản đã ổn định. Lúc xảy ra sự việc, chúng tôi cũng hết sức lo lắng khi sự việc xảy ra. Vì lượng bùn thải trong bể chứa là rất lớn”, ông Sơn nói.
Nếu thời tiết khô ráo như mấy ngày gần đây thì việc nạo vét bùn thải ra môi trường sẽ xong trong vài ngày tới, ông Sơn cho biết thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT - Trưởng đoàn công tác tỉnh Cao Bằng, cho biết đoàn công tác đã chỉ đạo công ty huy động hết lực lượng, phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương khắc phục sự cố. Đoàn cũng yêu cầu di dời các hộ dân sống gần cống thải, nắn dòng không để nước chảy qua khu vực đã bị ô nhiễm bùn thải.
“Về nguyên nhân dẫn đến sự cố, chúng tôi đang tiếp tục điều tra, không loại trừ nguyên nhân do rung chấn, động đất. Sau sự cố này, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu cho UBND tỉnh kiểm tra lại hồ chứa thải của các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn”, ông Hải cho hay.
Ông Tường nói cá lăng nuôi lồng bị chết từ tối 5/1 vì nước ô nhiễm.
Bùn chì thải bám lại bên bờ sông Gâm
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.