Cồn Cưỡi - ốc đảo trên sông 
(17:30:57 PM 23/07/2011)
Vì cách trở như vậy nên 856 người dân thuộc 143 hộ ở Cồn Cưỡi quanh năm chỉ sống quanh quẩn trong làng.
|
Cào chắt chắt trên sông Gianh là kế sinh nhai của rất nhiều hộ dân Cồn Cưỡi. Trong ảnh: mỗi ngày chị Lê Thị Liên và con gái ngâm mình dưới nước 6-7 giờ cào chắt chắt bán cho thương lái từ chợ Ba Đồn lên mua, kiếm được 40.000-50.000 đồng |
Cả làng hiện có... ba chiếc xe đạp, ba hộ buôn bán lặt vặt, một người có trình độ cử nhân, hoàn toàn không có xe máy, không một tấc đường bêtông hay đường nhựa, không có chợ. Ông Nguyễn Văn Hạnh, trưởng thôn, nói: “Làng nghèo đến mức phải đi... mượn đất mà làm ăn”.
Bị vây giữa bốn bề nước mặn nên đất Cồn Cưỡi không làm lúa được, chính quyền xã Quảng Tiên thương tình chia cho 8ha đất ở bên kia sông nhưng chỉ 27 hộ có đất làm ruộng, các hộ còn lại sống nhờ con cá, con chắt chắt (như loài hến) trên sông hay cây đậu cây ớt thoi loi trong mảnh vườn nhà. Đã không có nhiều đất đai vậy mà mỗi năm sông Gianh còn “ăn” dần đất của làng.
Mơ ước lớn nhất của người dân Cồn Cưỡi là nối được đất làng với “bên tê sông”, “Dù chỉ bằng một cây cầu ván thôi cũng tốt lắm rồi. Như vậy trẻ con ở làng mới có điều kiện học lên cao. Sau đó làng mới đi lên được với người ta” - ông Nguyễn Văn Hiền, đảng viên duy nhất của làng, bộc bạch.
Ông Hiền cho biết trước đây có một dự án xây cho làng một cây cầu treo dài (đúng) 200m, nhưng đo tới đo lui đoạn sông nào từ làng qua “bên tê sông” cũng rộng đến 300m, vậy là dự án dừng luôn cho tới giờ!
|
Những ngày hè, em Nguyễn Văn Dương, 7 tuổi, học sinh lớp 1, xuống sông chuyển chắt chắt vào bờ cho ba mẹ |
|
Ông Hoàng Văn Qui sửa lưới cho buổi đánh cá chiều. Hàng chục hộ khác ở làng cũng mưu sinh bằng nghề cá như ông Qui |
|
Hai đứa trẻ này sống trên chiếc đò và cũng là nhà ở đang neo đậu ven sông |
|
Muốn đến hoặc rời làng Cồn Cưỡi chỉ có phương tiện là những chiếc đò ngang mỏng manh như thế này |
|
Sau bữa sáng chỉ có cơm với rau luộc chấm nước mắm, những phụ nữ này sẽ xuống sông cào chắt chắt hoặc rủ nhau chèo đò tới chợ đong gạo |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
-
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
-
Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
-
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
-
Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
-
Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
-
Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
-
Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
-
Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)