Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Vì cách trở như vậy nên 856 người dân thuộc 143 hộ ở Cồn Cưỡi quanh năm chỉ sống quanh quẩn trong làng.
Cào chắt chắt trên sông Gianh là kế sinh nhai của rất nhiều hộ dân Cồn Cưỡi. Trong ảnh: mỗi ngày chị Lê Thị Liên và con gái ngâm mình dưới nước 6-7 giờ cào chắt chắt bán cho thương lái từ chợ Ba Đồn lên mua, kiếm được 40.000-50.000 đồng |
Cả làng hiện có... ba chiếc xe đạp, ba hộ buôn bán lặt vặt, một người có trình độ cử nhân, hoàn toàn không có xe máy, không một tấc đường bêtông hay đường nhựa, không có chợ. Ông Nguyễn Văn Hạnh, trưởng thôn, nói: “Làng nghèo đến mức phải đi... mượn đất mà làm ăn”.
Bị vây giữa bốn bề nước mặn nên đất Cồn Cưỡi không làm lúa được, chính quyền xã Quảng Tiên thương tình chia cho 8ha đất ở bên kia sông nhưng chỉ 27 hộ có đất làm ruộng, các hộ còn lại sống nhờ con cá, con chắt chắt (như loài hến) trên sông hay cây đậu cây ớt thoi loi trong mảnh vườn nhà. Đã không có nhiều đất đai vậy mà mỗi năm sông Gianh còn “ăn” dần đất của làng.
Mơ ước lớn nhất của người dân Cồn Cưỡi là nối được đất làng với “bên tê sông”, “Dù chỉ bằng một cây cầu ván thôi cũng tốt lắm rồi. Như vậy trẻ con ở làng mới có điều kiện học lên cao. Sau đó làng mới đi lên được với người ta” - ông Nguyễn Văn Hiền, đảng viên duy nhất của làng, bộc bạch.
Ông Hiền cho biết trước đây có một dự án xây cho làng một cây cầu treo dài (đúng) 200m, nhưng đo tới đo lui đoạn sông nào từ làng qua “bên tê sông” cũng rộng đến 300m, vậy là dự án dừng luôn cho tới giờ!
Những ngày hè, em Nguyễn Văn Dương, 7 tuổi, học sinh lớp 1, xuống sông chuyển chắt chắt vào bờ cho ba mẹ |
Ông Hoàng Văn Qui sửa lưới cho buổi đánh cá chiều. Hàng chục hộ khác ở làng cũng mưu sinh bằng nghề cá như ông Qui |
Hai đứa trẻ này sống trên chiếc đò và cũng là nhà ở đang neo đậu ven sông |
Muốn đến hoặc rời làng Cồn Cưỡi chỉ có phương tiện là những chiếc đò ngang mỏng manh như thế này |
Sau bữa sáng chỉ có cơm với rau luộc chấm nước mắm, những phụ nữ này sẽ xuống sông cào chắt chắt hoặc rủ nhau chèo đò tới chợ đong gạo |