Có một “Rùa Hồ Gươm” khác đang ở Tiền Giang ?
(11:34:45 AM 10/09/2011).Rùa Hồ Gươm và Ba ba vàng giống nhau như hai ông cháu
Mới đây, giữa tháng 9-2011, tôi có dịp thăm quan Trại rắn Đồng Tâm ( tỉnh Tiền Giang). Ngoài những con rắn hổ mang chúa ấn tượng được nuôi rất nhiều tại đây, tôi đặc biệt chú ý đến một con vật “đặc biệt và kỳ lạ”, được nuôi trong một bể nước lớn, chung với vài con cá cảnh.
Theo tấm bảng treo ngay trên thành bể, thì con vật này được đặt tên là “ba ba vàng” (con ba ba màu vàng). Trại Đồng Tâm đã giới thiệu đây là con vật đặc biệt hiếm, đặc biệt quí. Nhưng theo tôi thậm chí còn hơn thế nữa.
Qua thông tin do nhân viên trong trại cung cấp, có thể khẳng định chắc chắn 100% đây là con ba ba vàng (tạm đồng ý với tên gọi như vậy) duy nhất và chưa từng có con thứ hai ở Việt Nam, thậm chí trên toàn thế giới.
Biển giới thiệu về chú ba ba vàng ở trại Đồng Tâm
Qua tìm kiếm trên mạng internet và kiến thức sinh học thuộc loại “phổ thông” của mình, tôi thấy chưa thấy sách vở hay nhà khoa học nào nói rằng có một giống ba ba màu vàng và to lớn như vậy: ở cả Việt Nam hay trên thế giới.
Ngay giây phút đầu tiên khi mới nhìn thấy chú ba ba này, tôi đã buột miệng thốt lên kinh ngạc : “Ủa, đây chính là con rùa Hồ Gươm đây mà”.
Con ba vàng kỳ lạ này là tuyệt hiếm
Đó là một con ba ba (hoặc giống con ba ba) có màu vàng sáng kỳ lạ và kích thước “khổng lồ” – nếu so sánh theo kích cỡ thường thấy của một con ba ba bình thường. Trong khi những con ba ba thông thường chỉ nặng khoảng một vài kg, thậm chí nặng tới cỡ 10kg đã được xem là cá biệt, hiếm gặp và kích thước mai cũng chỉ khoảng 50cm trở lại thì chú ba ba vàng này có cái mai phải khoảng 80cm, chiều dài cơ thể hơn 1m. Theo thông tin trên tấm bảng thì loài này nặng tới trên 30kg, nhưng theo cảm nhận của tôi thì chú ba ba này phải nặng hơn 30kg nhiều, và thực sự rất lớn. Nếu các bạn để ý chiều dài, tính theo các viên gạch men phía dưới (chiều ngang 25cm), thì sẽ thấy chú ba ba vàng này thực sự “khổng lồ”.
Càng nhìn kỹ, không hiểu sao, tôi càng thấy chú ba ba này có nhiều nét giống một cách kỳ lạ với cụ rùa huyền thoại ở Hồ Gươm. Ngoại trừ màu sắc là màu vàng, thì cả hai thực sự không khác nào hai ông cháu, cùng giống, cùng loài ! Từ chiếc mai trên lưng , cho đến dáng vẻ bơi lội, cái miệng, mũi, cho đến những chiếc móng dưới chân…
Ngay tối đó, tôi đã về so sánh, đối chiếu giữa những tấm ảnh chụp cụ rùa Hồ gươm và những tấm ảnh về chú ba ba vàng do tôi chụp. Thì thấy rất giống ! Hãy thử xem:
Rùa Hồ Gươm | Ba ba vàng |
|
Dáng vẻ bề ngoài giống nhất so với những con khác đã được các nhà khoa học nói là cùng loài
Tôi không phải là nhà sinh học và hầu như không có kiến thức gì đáng nói về loài bò sát có mai nói chung hay rùa, ba ba nói riêng. Nhưng với lòng say mê khoa học, với niềm tự hào dân tộc (thực sự là như vậy), tôi thấy mình cần có trách nhiệm nói lên một cách công khai những nhận xét, nhận định của mình, dù có thể là ngô nghê đi chăng nữa. Để mong các nhà khoa học có thể tìm hiểu, nghiên cứu xem liệu có một mối dây liên lạc nào về dòng giống giữa hai con vật này hay không? Đặc biệt là trong bối cảnh cụ rùa Hồ Gươm và cả chú ba ba vàng này gần như là tuyệt hiếm, duy nhất. Và cả hai lại đang sống một mình vô cùng đơn độc, khả năng tuyệt chủng rất rõ ràng, nhãn tiền.
Biết đâu, vì một mối nhân duyên nào đó, mà cả hai là cùng dòng giống, hoặc có quan hệ bà con, họ hàng với nhau - thì liệu có mở ra cơ hội bảo tồn, duy trì nào hay không?
Qua báo chí, tôi biết rằng có nhà khoa học nước ngoài nào đó nói rằng cụ Rùa hồ Gươm và loài giải Thượng Hải (Trung Quốc) là cùng một loài và cũng chỉ còn có hai con giải Thượng Hải ở tuổi cụ kỵ bên Trung Quốc. Tuy nhiên, qua hình ảnh so sánh thì thấy rõ cụ rùa Hồ Gươm khác nhiều so với con giải Thượng Hải.
Giải Thượng Hải có vể bề ngoài khác biệt với Rùa Hồ Gươm: Chân có màng, mai đốm ...hộp sọ cũng khác nhau.
Tôi cũng biết hiện nay nhiều nhà khoa học tin rằng ( sau khi đã có kết quả giám định AND) là hai cá thể rùa rùa ở Đồng Mô (cũng ở Hà Nội và kích thước nhỏ ) là cùng loài với cụ rùa Hồ Gươm. Nhưng qua những bức ảnh mà tôi có từ mạng internet, tôi vẫn không thấy giống bằng chú ba ba vàng ở Tiền Giang.
Rùa Đồng Mô hiện được nhiều người công nhận là cùng loài với Rùa Hồ Gươm
Tất nhiên, tôi cũng biết rằng không phải cứ giống nhau là chung giòng giống. Nhưng sự giống nhau chính là đặc điểm nhận diện cơ bản và quan trọng. Không thể có chuyện hai con rùa (hay ba ba) cùng loài mà đặc điểm bên ngoài lại khác nhau.
Đất nước Việt Nam được xem là cái nôi của sự đa dạng sinh học. Quả thật còn có biết bao điều kỳ thú chưa được khám phá. Qua bài viết này, tôi cũng rất muốn có cơ hội để biết thêm về nguồn gốc của chú ba ba vàng cực hiếm ở trại Đồng Tâm này là ở đâu, ai bắt được, năm nào? … Và liệu có ai đã từng thấy con thứ hai như vậy ?
Ý kiến bạn đọc về: Có một “Rùa Hồ Gươm” khác đang ở Tiền Giang ?
-
Huỳnh Thanh (13:04:17 PM 10/09/2011)to
Con này ở trại rắn Đồng Tâm em có biết, năm nào em cũng xuống thăm nó, to vật vã. Nhưng em không biết nó có cùng họ với cụ rùa Hồ Gươm không, mong các nhà khoa học chỉ giáo giúp !
-
Nguyen Hien (13:07:08 PM 10/09/2011)rua
Nhìn hình giống thật nhỉ, nếu mà các nhà khoa học nghiên cứu nó có họ với rùa Hồ gươm thì hấp dẫn nhỉ. Đất nước ta động vật phong phú quá !
-
Song Tien (17:58:54 PM 10/09/2011)rua
Đúng là cụ Ba Ba, nhìn mặt cụ này già chát ...cũng hơn mấy trăm tuổi nhỉ ? Miền Bắc có rùa Hồ gươm , miền Nam có Ba Ba trăm tuổi , động vật nước ta là quá đẹp !
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.