”Dị nhân” cả đời cởi trần ở lều tranh
(13:07:35 PM 09/11/2012)
Con đường dẫn vào nhà ông Lê Để bị chắn ngang bởi cây cối. |
Cả đời cởi trần…
Về vùng quê nghèo xã Bình Giang, hỏi đến cái tên Lê Để ai nấy đều biết. Họ biết đến ông không những từ cuộc sống nghèo khó, cơ cực mà còn ở những khả năng dị biệt của ông.
“Trời! Ông ấy khỏe thiệt đó. Cả đời không mặc áo nhưng có khi mô chúng tui thấy ông ấy đi viện đâu” - trước khi dẫn chúng tôi vào nhà, ông Lê Chọn (66 tuổi, người hàng xóm của ông Để) cho biết.
Con đường dẫn vào nhà ông Lê Để khá nhỏ hẹp, bị chắn ngang bởi những thân cây ngã đổ từ rất lâu, dây leo chằng chịt, chúng tôi phải chui rúc mới qua được. Nhà ông nằm sâu trong một rừng cây âm u, tách biệt với thế giới xô bồ, nhộn nhịp.
Về nhà, ông phải băng rào, đạp gai để đi vì không có lối vào. |
Hôm chúng tôi đến là buổi chiều mùa mưa, tiết trời khá lạnh. Chúng tôi phải mặc áo mưa, mặc mấy lớp áo để giữ ấm nhưng ông Lê Để thì chỉ vận chiếc quần đùi cũ kỹ, không có một manh áo che thân. Hỏi ra mới biết, cái quần đùi này ông mặc cũng đã nửa năm rồi. Khi nào chiếc quần bẩn, bốc mùi thì ông đem đi giặt, phơi khô mặc tiếp.
Ông Lê Chọn cho biết: “Từ khi tui sinh ra đến nay, tui chưa bao giờ thấy ổng (ông Lê Để) mặc áo cả. Đi đâu ông cũng chỉ mặc cái quần đùi đen thui kia mà thôi”.
“Thôi! Mặc áo chi cho vướng. Mặc cái quần đùi ni cho thoải mái, thuận tiện, có cởi ra cũng nhanh, không phải tốn xà phòng và thời gian giặt…” - ông Để cười thỏa chí.
Chưa hề biết đến bệnh viện
Bất kể thời tiết nóng lạnh ra sao, ông Để vẫn chỉ có chiếc quần đùi bầu bạn. Có những khi lạnh buốt, ông vẫn không chịu mặc áo ấm hay một chiếc áo mỏng mà cởi trần, phơi lưng.
Ông Để cười nói: “Có chi mô đặc biệt. Chẳng qua từ nhỏ tới giờ ở vậy quen rồi. Chừ mà bận (mặc) cái chi vô người là cảm thấy khó chịu. Ai nói cảm lạnh, cảm nắng gì chứ tui có bao giờ bị đâu, vẫn khỏe như voi đây”.
Bữa cơm thường nhật của ông Để suốt 60 năm rất đạm bạc chỉ gồm cơm và mắm. Gạo thì được nhà nước cấp cho mỗi tháng khoảng 10kg. Mắm do ông ra chợ làm thuê kiếm tiền mua, buổi nào không đi làm thì ra mua nợ, khi nào khỏe thì đi làm trả.
Có bữa hàng xóm thấy thương tình nên mới đem qua cho ông ít thịt hay cá, ông liền từ chối thẳng thừng: “Ăn để sống chứ có sống để ăn đâu mà ăn nhiều, ăn ngon”.
Bữa cơm đạm bạc trong của ông Để. |
“Nói vậy thôi, chứ chúng tôi có khi mô lấy tiền ổng đâu. Ổng mua chỉ chai nước mắm, xì dầu, muối, bột ngọt hay đường, có khi là mì tôm. Những thứ đó cũng rẻ, nếu ổng có tiền thì tôi lấy, không thì cũng cho thôi. Chúng tôi thương ổng vì bản tính thật thà, cần cù và đơn chiếc” - một người bán quán ngoài chợ chia sẻ.
Cả đời lưng trần, bữa ăn đạm bạc, sống bằng tình thương của hàng xóm nhưng ông vẫn giữ được sức khỏe và sự dẻo dai đáng phục. Ông chưa một lần ngã bệnh, không biết đến viên thuốc và cũng chẳng hình dung bệnh viện như thế nào…
“Chê” nhà xây, chọn nhà lá
Bên cạnh những thói quen khác người trên, người dân nơi đây còn gọi ông với một cái biệt danh ông Để “chảnh”.
Thương cho cuộc sống nghèo khó, cô độc của ông Để, chính quyền và bà con làng xóm quyên góp xây cho ông một ngôi nhà kiên cố để ở. Nhà xây xong tưởng ông sẽ dẹp đi túp lều tranh cũ nát, nhỏ bé để dọn vào nhà mới khang trang, nhưng ông đã khất từ. Ông tiếp tục bám níu mái tranh nhỏ bé không có gì đáng giá.
Ông đã chê nhà xây kiên cố để tự dựng lều để ở. |
Ông Lê Chọn cho biết: “Xưa vì dân nơi đây còn nghèo nên không thể vận động làm nhà cho ổng. Nay đời sống có phần dư dả nên mới gom góp cất cho ổng một ngôi nhà. Nhưng chúng tôi không ngờ, ổng lại không thích sống trong ngôi nhà này…”
Dẫn chúng tôi chiêm ngưỡng các “kiệt tác” do mình “sáng tạo” ra, ông Lê Để giới thiệu: Ông dựng 3 túp lều tách biệt với 3 mục đích khác nhau. Túp lều lớn nhất ông dành làm nhà bếp và nhà ăn. Một túp lều ông đặt 2 chiếc giường tre rộng 0,5m, dài 1m để ngủ. Túp lều nhỏ nhất ông dùng làm nhà kho để cất các vật dụng sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, bình, ly, gầu xách nước,... Tất cả các túp lều đều được ông tự ra đồng lấy rơm rạ về lợp thành. Kiến trúc được ông thiết kế theo mô-típ hình chóp.
Gian nhà bếp. |
Gian nhà ngủ. |
Gian nhà kho. |
Theo những vị cao niên trong làng, lúc còn nhỏ, ông Để thông minh, học hành rất giỏi nhưng ngặt nỗi cha mẹ nghèo nên không được học hành đến nơi đến chốn. Sau khi cha mẹ ông mất, ông đi biệt xứ một thời gian rồi trở về mảnh vườn cũ của cha mẹ dựng lều sống đến bây giờ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.