»

Chủ nhật, 24/11/2024, 13:56:32 PM (GMT+7)

Xung quanh cây sưa được rao bán 50 tỉ đồng ở Bắc Ninh

(14:12:27 PM 19/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Ông Nguyễn Văn Ngư, trưởng thôn Đông Cốc (Thuận Thành, Bắc Ninh), cho biết nhiều người đang muốn bán cây sưa cổ thụ sát đình làng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc này không được phép.

 

Cây sưa cổ thụ ở đình Đông Cốc (Đông Cốc, Thuận Thành, Bắc Ninh) - Ảnh: Tuấn Nguyễn

 

Ông Nguyễn Văn Ngư cho biết, năm ngoái nhiều người dân của thôn có ý định bán cây sưa cổ thụ 200 tuổi này. “Năm ngoái định rao bán nhưng năm nay có rao bán gì đâu. Người ta đặt cọc 200 triệu đồng, nhưng sau không bán nên người ta đã đòi lại từ năm ngoái rồi”, ông Ngư nói. Tuy nhiên, một số người dân vẫn cho rằng cây sưa nằm sát đình Đông Cốc này đang được rao bán với giá 50 tỉ đồng. Bản thân đình Đông Cốc cũng là một di tích lịch sử và nghệ thuật.

 

Theo ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường, hiện cũng có một số cây di sản được đánh tiếng hỏi mua với giá vài chục tỉ đồng. “Chẳng hạn, những cây thị ở Cửa Lò được giá mấy chục tỉ”, ông Sinh nói. Vấn đề với cây sưa Đình Đông là liệu Ban Quản lý di tích có được quyền bán cây cổ thụ này không? Và nếu họ muốn trùng tu đình làng mà không có tiền thì có được bán cây cổ thụ này để lấy kinh phí hay không?

 

Một chuyên gia di sản cho biết, thường trong các hồ sơ di tích không thể hiện các cây cổ thụ. Trường hợp như cây đa Tân Trào trong di tích Tân Trào là rất hiếm. Chính vì thế, khả năng cây cổ thụ trở thành yếu tố gốc của một di tích là không cao. “Đây là nguyên nhân khiến nhiều nơi, dân chúng và nhà quản lý chưa ý thức được giá trị của cây cổ thụ đối với di tích”, chuyên gia này nói.

 

'Vứt cây đi thì đình, chùa như người cởi trần'

 

Tuy nhiên, nếu việc dỡ cây ảnh hưởng đến di tích thì nhà quản lý phải có ý kiến. Đặc biệt, nó ảnh hưởng đến cảnh quan về mặt tâm linh, thì càng cần bảo vệ cây cổ thụ đó.

 

“Thứ nhất các cây cổ thụ trong di tích là một thành phần của di tích”, TS cổ sinh học Vũ Thế Long nói. “Cái đình phải có cây cổ mới có giá trị. Tổng thể di tích phải được bảo vệ, chứ không phải bán cây lung tung được. Nên không được bán cây đấy”.

 

Cũng theo ông Long phân tích, nếu Cổ Loa mất đi cây đa ở am Mỵ Châu, nó sẽ mất đi nhiều giá trị. Tương tự, nếu Văn Miếu mà bị dẹp sạch cây thì cũng không còn là chính nó. Chùa Láng sẽ giảm giá trị nếu mất đi hàng muỗm khổng lồ. “Tổng thể kiến trúc của đình chùa Việt Nam bao giờ cũng gắn với hệ cây xanh. Vứt cây đi thì đình, chùa như người cởi trần. Cho nên không thể bỏ được. Những cây trong phạm vi đình chùa nhất định không được di dời, vì nó nằm trong tổng thể quy hoạch xưa mà các cụ đã làm đình ấy”, ông Long nói.

 

Cũng theo ông Long, trừ khi cây sắp đổ hoặc có thể làm sập đình thì hãy có phương án xử lý. Nhưng cũng xử lý kiểu hoặc chống nó lên, hoặc tỉa cành chứ không động chạm đến hệ sinh thái. Còn việc bán cây để lấy tiền trùng tu di tích, ông Long nói: “Bán cây đi lấy tiền trùng tu chẳng khác gì chặt tay đem bán để lấy tiền chữa bệnh đau mắt”.

 

Cùng quan điểm, GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa, cho rằng cây cổ thụ là một di sản gắn với những công trình tín ngưỡng, nhất là đình chùa miếu mạo. Cho nên, dù cây có nằm sát cạnh hoặc xa một chút nhưng vẫn trong cùng không gian di tích thì vẫn cần phải giữ. “Một công trình mới có thể bỏ tiền ra làm trong vài tháng. Nhưng với cây cổ thụ thì phải hàng trăm năm mới tạo thành, mà không phải nơi nào cũng dễ có được, tạo được di sản quý như thế”.

 

“Cho đến nay Hà Nội và nhiều địa phương đã công nhận nhiều cây di sản. Vì di sản không thể thiếu môi trường tự nhiên, không gian tự nhiên được. Thiếu cái đó, nó sẽ thành di sản chết”.

 

GS Tiêu cũng nhấn mạnh không nên vì đồng tiền mà bỏ cây. Nếu thiếu tiền trùng tu có thể huy động bằng nhiều nguồn vốn chứ không thể làm việc bán cây được. “Bản thân cái cây đó cũng là một di sản”, GS Tiêu nói.

 

Còn ông Sinh cho biết, nhiều địa phương đã từ chối tiền tỉ ướm hỏi mua cây cổ thụ. “Họ nghĩ những cây đó quan trọng với con cháu. Và nếu vì tiền mà bán cây cổ thụ, thì lớp con cháu sẽ cho rằng có thể bán nhiều thứ để lấy tiền”, ông nói.

Cây sưa này không phải là cây thuộc rừng đặc dụng. Nó thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý văn hóa. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi, việc bán và dời cây đi sẽ làm vỡ cảnh quan di tích. Đó là việc không nên làm. Hiện pháp luật cấm bán cây sưa, gỗ sưa tự nhiên. Nếu đây là cây sưa trồng vẫn có thể được mua bán. Tuy nhiên, việc mua bán này vẫn phải có giấy tờ.

 

(Ông Hoàng Gia Trinh, Vụ Pháp chế, Cục Kiểm lâm, Bộ NN-PTNT)

(Theo TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xung quanh cây sưa được rao bán 50 tỉ đồng ở Bắc Ninh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI