Di sản xanh » Di tích xưa
Thanh Hóa:Cần sớm có giải pháp bảo vệ hòn Trống-Mái
(22:44:28 PM 14/02/2014)Hòn Trống - Mái -Ảnh IE
Ông Đinh Ngọc Diệp, hội viên Hội Văn nghệ Thanh Hóa, tác giả của bài thơ tình nổi tiếng về Hòn Trống-Mái cho biết: Tôi sống ở đây từ rất lâu và thường xuyên đến chiêm ngưỡng danh thắng này. Đã bao nhiêu năm nay bất kể nắng mưa, bão, hòn Trống Mái vẫn vững vàng. Tuy nhiên những năm gần đây hòn Trống-Mái có dấu hiệu bị xê dịch. Điều nguy hiểm hơn là chỉ cần một lực đẩy của người có sức khỏe trung bình cũng có thể làm hòn Trống bị rung lắc. Một điểm đáng chú ý là phía dưới hòn Mái có cây ổi dại mọc lên. Cây ổi này cũng có thể làm cho hòn Mái bị đội lên so với vị trí ban đầu. Để bảo vệ di tích, những người làm du lịch ở khu vực hòn Trống-Mái đã lấy xi măng chèn lại để ngăn hòn Trống bị trượt.
Trước thực trạng trên, UBND thị xã Sầm Sơn đã tổ chức khảo sát thực tế, tiến hành hội thảo để tìm hướng giải quyết và đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Xây dựng, thị xã Sầm Sơn nghiên cứu đưa ra hướng giải quyết. Theo ông Viên Đình Lưu Trưởng phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết: Việc đưa ra hướng xử lý tình trạng trượt dần của hòn Trống-Mái cần có cơ quan chức năng có chuyên môn sâu về địa chất khảo sát nghiên cứu tính toán về trọng lực và khả năng dịch chuyển của hòn Trống-Mái trong thời gian tiếp theo. Từ đó đề ra hướng giải quyết hợp lý, bởi hòn Trống-Mái là danh thắng thuộc Cụm di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng núi Trường Lệ, đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích - danh thắng cấp quốc gia từ năm 1962. Đây cũng là một trong những biểu tượng của tỉnh Thanh Hóa.
Trong khi chờ đợi giải pháp xử lý khoa học, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn nghiêm cấm tác động của người dân lên hòn Trống-Mái như không được chèn vật dụng vào hòn Trống-Mái, đồng thời phải có giải ngăn cách để người dân không tự ý trèo vào khu vực hòn Trống-Mái, tác động lên hòn Trống-Mái nhằm đảo bảo an toàn cho di tích này cũng như an toàn cho khách đến tham quan. Bên cạnh đó, thị xã Sầm Sơn cũng đã chặt bỏ cây ổi dại ở phía dưới hòn Mái nhằm tránh hiện tượng rễ cây phá hoại di tích.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụm bằng lăng cổ thụ 3 cây nở hoa 3 màu khác nhau
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...