»

Thứ năm, 21/11/2024, 15:42:22 PM (GMT+7)

Những tuyệt tác của thiên nhiên bị du khách phá hoại Tin ảnh

(16:49:51 PM 03/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Tự nhiên đã mất hàng nghìn, hàng triệu năm để tạo nên những cảnh quan kỳ vĩ. Con người chỉ cần vài phút, thậm chí là vài giây để phá hoại chúng.

 

Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại

Tảng đá Duckbill, Oregon, Mỹ: Tạo hóa mất hàng nghìn năm để tạo ra tảng đá hình mỏ vịt ấn tượng này. Đây là một trong những điểm du lịch hút khách ở vùng Bắc Thái Bình Dương. Ủy ban Công viên quốc gia Oregon đã dựng các rào chắn để không ai vô tình làm hư hại khối đá cổ xưa này. Tuy nhiên, họ không tính đến những trường hợp cố tình phá hoại. Ảnh: Kbnd.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Cuối tháng 8/2016, một nhóm thiếu niên đã leo qua rào chắn. Ba trong số đó đẩy ngã tảng đá trong lúc ba người còn lại reo hò cổ vũ. Đáng tiếc các nhà chức trách không tìm ra danh tính của nhóm người này. Ảnh: Christiannewstoday.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Cây Tenere, sa mạc Sahara, Nigeria: Đây là cây xanh duy nhất trong bán kính 200 km của sa mạc Sahara, được những người du mục dùng làm điểm định hướng. Sự tồn tại của Tenere giữa môi trường khắc nghiệt là một điều kỳ diệu. Ảnh: Treehugger.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Năm 1973, một người Libya vô danh đã lái xe tải tới Nigeria theo một tuyến đường giao thương cổ đi qua gần cây Tenere. Anh ta đã uống say và đâm gãy thân cây nổi tiếng này. Thật không thể hiểu nổi tại sao người ta lại có thể đâm vào thân cây duy nhất giữa sa mạc mênh mông. Ngày nay, tại vị trí của cây, một tác phẩm điêu khắc bằng kim loại được dựng lên để tưởng nhớ Tenere. Ảnh: Webool.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Đá cổ Goblins, Utah, Mỹ: Khung cảnh siêu thực của những tảng đá Goblins thu hút hàng trăm nghìn du khách mỗi năm.  Những khối đá khổng lồ được gió và mưa bào mòn qua hàng triệu năm, tạo thành hình dạng độc đáo không đâu có. Ảnh: Cool Green Science.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Năm 2013, Glenn Taylor dẫn theo một nhóm hướng đạo sinh tham quan khu vực này. Anh ta cho rằng những tảng đá có thể gây nguy hiểm nếu có ai đó đẩy chúng xuống lúc bọn trẻ đi ngang qua. Taylor quyết định tự xô ngã công trình triệu năm của tạo hóa chỉ với vài cú đẩy. Ảnh: IFLScience.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Vách đá Moher, Ireland: Nhìn từ chân vách đá Moher cao gần 120 m so với mặt biển, bạn sẽ thấy 300 triệu năm lịch sử trải rộng trước mắt. Đây không chỉ là một điểm du lịch tuyệt vời mà còn là nơi có giá trị địa chất, khảo cổ học quan trọng. Ảnh: Travel&Leisure.

Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại

Tuy nhiên, cộng đồng khoa học thế giới đã hoảng hốt khi phát hiện ra những hình vẽ graffiti khổng lồ trên vách đá. Đây là “tác phẩm” của hai du khách người Pháp có biệt danh “Mama” và “Dirty Eidor”. Các chuyên gia đã xóa những hình vẽ bậy này mà không làm tổn hại đến vách đá. Ảnh: The Clare People.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Đảo Sa Porrassa, Tây Ban Nha: Mùa hè năm 2015, khí hậu khô nóng khiến cảnh báo cháy rừng lên cao ở đảo Sa Porrassa. Robbie Nimmo và bạn mình là Calum đã chèo xuồng sang đảo. Khi ngồi nghỉ trên một đám cỏ khô, họ châm lửa hút thuốc và thản nhiên vứt đầu thuốc xuống đất. Đám cháy từ tàn thuốc lan rộng ra toàn đảo, thiêu rụi hệ sinh thái nơi đây. Ảnh: Diario de Mallorca.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Đường đua Playa, Thung lũng Tử Thần, Mỹ: Hồ nước khô cạn này là nơi diễn ra một trong những hiện tượng tự nhiên thú vị nhất thế giới: những tảng đá lớn tự di chuyển ngang bề mặt lòng hồ, để lại các vệt dài đằng sau. Ảnh: Simanaitis Says.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Tuy nhiên, vào tháng 9/2016, một nhóm du khách đã dùng một chiếc SUV giày xéo mặt đất, phá nát cảnh quan. Chưa đầy bốn tháng sau, một vụ việc tương tự diễn ra gây tổn hại nghiêm trọng cho khu vực này. Ảnh: Petapixels.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Rạn san hô ngoài khơi Philippines: Được mệnh danh là “rừng Amazon dưới nước”, khu vực san hô ngoài khơi Philippines nổi tiếng với độ đa dạng sinh học thuộc hàng lớn nhất thế giới. Ảnh: The Jakarta Post.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Tháng 3/2017, thuyền trưởng tàu Caledonian Sky vội vàng đưa con tàu chở 100 du khách này vào rạn đá khi thủy triều chưa lên, phá hủy 1.600 m2 san hô. Sau đó, họ còn phải gọi một tàu kéo đến giải cứu và gây thêm thiệt hại nặng nề cho hệ sinh thái mong manh này. Ảnh: Internasional.metrotvnews.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Công viên quốc gia Torres Del Paine, Chile: Là một trong những công viên đẹp nhất thế giới, Torres Del Paine có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ. Tuy nhiên, khu vực này đang ngày càng bị tổn hại nặng nề từ những đám cháy do du khách gây ra. Ảnh: Llama Travel.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Năm 2005, du khách người Czech - Jiri Smitak - gây ra đám cháy lớn, thiêu rụi 5% diện tích công viên. Lính cứu hỏa phải mất 10 ngày để kiểm soát đám cháy. Người dân Cộng hòa Czech cảm thấy xấu hổ trước vụ việc này đến mức đã quyên góp hơn một triệu USD để giúp phục hồi khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hai vụ cháy lớn vào năm 2011 và 2015 do du khách gây ra khiến nỗ lực phục hồi gần như không có tác dụng. Ảnh: PhotoSeek.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Quần đảo Galapagos, Ecuador: Vị trí tách biệt khiến quần đảo này có hệ sinh thái đặc hữu, với những động thực vật độc đáo không nơi nào trên Trái đất có được. Tuy nhiên, do sự phát triển của du lịch trong 15 năm qua, Galapgos đang đứng trước nhiều nguy cơ bị hủy hoại. Ảnh: Dive Compare.
Những[-]tuyệt[-]tác[-]của[-]thiên[-]nhiên[-]bị[-]du[-]khách[-]phá[-]hoại
Các tàu và khách du lịch đem theo nhiều loài động vật và cây ngoại lai tới đây. Một số đảo như Santa Cruz hay Isabela đang bị các loài xâm lấn phá hủy môi trường sống. Loài kiến ở Galapagos cũng bị kiến đất liền tiêu diệt và thay thế. Chỉ một tàu du lịch cũng đã có thể đưa 300 loài côn trùng đất liền ra đảo. Ảnh: Rainforest Cruises.
 
(Theo Grunge/Zing)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những tuyệt tác của thiên nhiên bị du khách phá hoại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI