Di sản xanh » Di tích xưa
Nhà phố cổ Hội An đứng trước nguy cơ bị xóa sổ vì biến đổi khí hậu
(14:33:36 PM 19/09/2015)
Chùa Cầu là một trong những di tích mới được gia cố trong năm 2015.
Nói thế cũng chẳng vì lý do ghét bỏ Hội An gì cả, mà thật sự là thương quá, mến quá và lo cho Hội An quá… Mùa mưa lũ năm nay cận kề, lại thêm một lần thách thức giữa thiên nhiên với con người về sự tồn vong của phố cổ thân thương…
Anh Trần Trung Hưng, cán bộ Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa (QLBTDSVH) Hội An đưa cho tôi ngay bản báo cáo lập từ hồi tháng 6/2015 về việc “Khảo sát các di tích xuống cấp có nguy cơ sụp đổ trong khu phố cổ trước mùa mưa bão năm 2015”. Theo nội dung báo cáo này thì: Tổng số di tích khảo sát là 58 di tích. Trong đó, di tích xuống cấp nặng 38 di tích, 20 di tích xuống cấp nhẹ. Đề xuất chống đỡ và hạ giải: Trung tâm hỗ trợ chống đỡ 3 di tích, chủ di tích tự chống đỡ thêm 43 di tích. Đề nghị hạ giải (dỡ bỏ di tích) vì không còn khả năng chống đỡ, nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản cho người dân 12 di tích… Nói thật, tôi hơi bất ngờ và sửng sốt trước dữ liệu “hạ giải 12 di tích”, nói trắng ra là sẽ mất vĩnh viễn 12 di tích. Năm nay là thế, vậy thì sang năm, năm nữa… sẽ tiếp tục có bao nhiêu di tích phải “hạ giải” ?!.
Trong rất nhiều các báo cáo, đánh giá tổng thể về phố cổ Hội An đều nêu: Hội An là một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị cổ xưa, với hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, đình, chùa, miếu, hội quán, nhà thờ tộc, mộ cổ… Chỉ riêng khu vực phố cổ đã có hơn 1.150 di tích, chiếm hơn 90% tổng số di tích trên địa bàn. Đây là những công trình kiến trúc được xây dựng bằng các vật liệu truyền thống gạch, ngói, gỗ… Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, là vùng rốn lũ, thiên tai, hầu như năm nào phố cổ cũng bị bão lụt nhấn chìm. Hàng chục ngôi nhà cổ bị tàn phá, hệ thống di tích ngày càng xuống cấp nhanh hơn… Những năm qua, tình trạng phá rừng và sự phát triển ồ ạt của hệ thống thủy điện ở thượng nguồn hệ thống sông Vu Gia, Thu Bồn càng làm cho phố cổ phải gắng gượng, gồng mình lên mỗi khi mùa mưa lũ tới… Anh Hưng cho biết thêm, không riêng gì năm nay, năm nào trước mùa mưa lũ cũng phải chủ động làm công tác khảo sát, đánh giá, báo cáo như vậy… Không riêng gì ngành chức năng, công tác khảo sát phải phối hợp với UBND các phường, có hẳn một đội ngũ cộng tác viên là khối trưởng, tổ trưởng các khu phố cổ… và mỗi người dân phố cổ. Nói tóm lại, cả cộng đồng phố cổ đều quan tâm đến sự bảo tồn phố cổ, có lẽ đây chính là lý do về sự “lo lắng” cho phố cổ mà tôi đã đề cập ngay từ đầu?.
Anh Hưng thống kê cho tôi một loạt những ngôi nhà cổ, những di tích kiến trúc nằm trong tình trạng nguy cấp về sự xuống cấp như: Nhà số 26, 97 Bạch Đằng, nhà số 07, 27, 77, 79 Trần Phú, nhà số 26 Trần Qúy Cáp, Miếu Ngũ Hành Thượng- số 124 Nguyễn Thái Học và trong đó có cả Chùa Cầu-một kiến trúc độc đáo biểu tượng của Hội An. Trực tiếp chứng kiến một kiến trúc cổ được xây dựng từ thế kỷ 17 là ngôi nhà số 77 Trần Phú, đây là loại nhà trệt có 2 mặt tiền thông ra hai đường, được kết cấu gồm khung sườn gỗ, tường gạch, lợp ngói âm dương. Tuy nhiên toàn bộ khung sườn gỗ đã bị mối mọt đục khoét, tường gạch mục nát, mái ngói vỡ vụn từng mảng… Bà Trần Trúc Hiền- chủ ngôi nhà cho biết, mùa mưa đến là không thể nào sinh hoạt được trong ngôi nhà!. Hầu như những ngôi nhà, di tích xuống cấp nặng đều trong tình trạng như thế.
Trong thời gian qua, Trung tâm QLBTDSVH Hội An đã phân loại các di tích gồm, loại đặc biệt, và loại từ 1 đến 4. Từ năm 2014, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định đưa vào danh sách các di tích có nguy cơ sụp đổ, nằm trong các loại di tích đặc biệt, loại 1, loại 2… Nghị định 70 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục lập hồ sơ, phê duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích, đối với các di tích cấp quốc gia đặc biệt do Bộ VH-TT và DL thẩm định. Nghị định 15 của Chính phủ cũng quy định, trình tự, thủ tục, hồ sơ dự án tu bổ di tích cấp tỉnh do Bộ Xây dựng thẩm định. Tuy nhiên, theo các cán bộ ngành chức năng, từ lúc lập hồ sơ dự án cho đến lúc được thẩm định thường phải mất gần 1 năm trời. Đồng nghĩa với việc nhiều di tích cần tu bổ khẩn cấp lúc đó đã “hạ giải”!.
Theo ông Võ Đăng Phương- Phó Giám đốc Trung tâm QLBTDSVH Hội An, có tới 80% các di tích ỏ Hội An, chủ thể quản lý là tư nhân, để trùng tu, sửa chữa các di tích này cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều di tích đã xuống cấp nằm trong diện này là tài sản thừa kế, nhưng chưa rõ ràng chủ sở hữu, hoặc còn đang có tranh chấp, nên không thể lập hồ sơ dự án tu bổ… Nhiều trường hợp, di tích được nhà nước hỗ trợ 1 phần kinh phí theo quy định, còn lại chủ di tích tự bỏ kinh phí tu bổ, nhưng người dân lại không lo được nguồn kinh phí này, vậy là di tích cứ tiếp tục xuống cấp theo thời gian cho đợi kinh phí sửa chữa…
Trong thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã có chủ trương hỗ trợ 100% kinh phí, thu hồi vốn sau, trong năm 2015, Trung tâm QLBTDSVH Hội An đã hướng dẫn cho 3 chủ di tích lập hồ sơ, thủ tục dự án để vay nguồn kinh phí này. Trong năm 2015, Hội An đã lập kế hoạch trùng tu các di tích trước mùa mưa bão với kinh phí hơn 6 tỷ đồng. Vẫn theo ông Phương, đấy là nguồn kinh phí theo “kế hoạch”, trên thực tế để tu bổ, trùng tu các di tích ở Hội An, thì nguồn kinh phí chừng đó trong mỗi năm chỉ là “muối bỏ bể”. Khi ra về, ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An có nói: “Mất di sản là mất Hội An”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...