Di sản xanh » Di tích xưa
Khu di tích Huyện đường Bình Khê - Bình Định: Nơi Nguyễn Tất Thành đến gặp cha
(21:42:29 PM 29/05/2015)Bình Định là một trong bốn địa phương (Nghệ An, Huế, Bình Định và Đồng Tháp) in dấu chân Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, qua đó được chính quyền và người dân xây dựng Khu lưu niệm để lưu giữ những hình ảnh, hiện vật, tài liệu, tạo không gian văn hóa - lịch sử gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Người.
Lịch sử ghi nhận, năm 1909, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đang làm Thừa biện Bộ Lễ được phái sung vào Ban chấm thi Hương tại trường thi Bình Định theo văn bản bổ nhiệm quan chức chấm thi Hương trường thi Bình Định khoa Kỷ Dậu, ngày 16 tháng 3 năm Duy Tân thứ 3 (5.5.1909). Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Bình Khê ngày 1.7.1909 và làm việc tại đây khoảng hơn 6 tháng.
Khi nhận chức Tri huyện Bình Khê, ông đứng về phía nhân dân, tìm cách bênh vực người nghèo, giúp đỡ người yêu nước, xử lý nghiêm khắc bọn cường hào ức hiếp dân lành. Với chức quan nhỏ nhất của chế độ phong kiến, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc những tưởng sẽ làm vơi bớt nỗi thống khổ của dân nghèo Bình Khê - Bình Định, nhưng lập tức cụ bị giáng liền 4 cấp, vì bị một địa chủ kiện trong vụ tranh chấp dẫn đến vi phạm nguyên tắc chế độ đương thời.
Thời gian Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc làm Tri huyện Bình Khê, cũng là thời điểm người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Huế vào Nam đi tìm đường cứu nước và Người đã đến thăm cha, đồng thời ở lại Bình Khê và Quy Nhơn một thời gian ngắn.Tuy vậy lịch sử cũng ghi nhận, Bình Khê là nơi cha con Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sống những ngày sum họp đẹp đẽ cuối cùng và diễn ra cảnh chia tay lịch sử, để rồi Nguyễn Tất Thành bước vào cuộc hành trình vạn dặm tìm đường cứu dân, cứu nước và không bao giờ gặp lại người cha muôn vàn kính yêu của mình.
Tại đây, nhân cách đẹp của cha và của người dân nơi đây đã in đậm vào nhân cách của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Đồng thời là một kỷ niệm thiêng liêng đối với quê hương Bình Định. Đặc biệt lại ở chính mảnh đất Tây Sơn, nơi sinh ra người anh hùng “áo vải cờ đào” Quang Trung - Nguyễn Huệ và cuộc khởi nghĩa nông dân long trời lở đất trong những năm cuối thế kỷ XVIII.
Đầu năm 2014, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ khởi công xây dựng và vừa làm lễ khánh thành gia đoạn đầu ngày 24-5/2015.
Dưới đây là một số hình ảnh về khu di tích Huyện đường Bình Khê:
Khu tưởng niệm Cụ Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê có tổng diện tích 2,61ha gồm các hạng mục: Đền thờ, Nhà lưu niệm, Nhà bia di tích….Đến nay, công trình đã cơ bản hoàn thành; mở rộng đường từ quốc lộ 19 vào di tích, giải tỏa mở rộng và quy hoạch mặt bằng khu di tích, xây bờ kè tường bao, xây dựng Đền thờ, Nhà lưu niệm…với tổng kinh phí khoảng 67 tỉ đồng ngoài vốn ngân sách Nhà nước, còn có đóng góp của cộng đồng.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Khu di tích Huyện đường Bình Khê - Bình Định: Nơi Nguyễn Tất Thành đến gặp cha
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...