Di sản xanh » Di tích xưa
Di tích Chămpa vẫn chưa được quan tâm đúng tầm
(12:10:01 PM 16/04/2013)Tháp Chiên Đàn ở tỉnh Quảng Nam. (Nguồn: wikipedia)
Đông đảo các nhà nghiên cứu, văn hóa, kiến trúc sư trong và ngoài nước đã tham dự hội thảo.
Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống tháp Chămpa ở miền Trung Việt Nam đang được chính quyền địa phương và cơ quan chức năng quan tâm bảo vệ, trùng tu như tại tỉnh Bình Định, giai đoạn từ năm 1991-1995 đã trùng tu cụm Tháp Đôi ở thành phố Quy Nhơn. Từ năm 1997-2004, trùng tu cụm tháp Bánh Ít.
Từ năm 2005 đến nay đã và đang tiến hành trùng tu các tháp Cánh Tiên, Dương Long, Bình Lâm… Nhà nước cũng đã quan tâm xếp hạng cho các di tích Chămpa. Đến nay, hầu hết các tháp Chămpa đã được đưa vào xếp loại di tích cấp quốc gia. Nhiều đền tháp đã được đầu tư, trùng tu chống xuống cấp.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, một số tháp vẫn còn tình trạng để hoang, không được bảo vệ theo quy tắc của đền thờ; đường và lối vào di tích thường không đảm bảo. Một số tháp không được quy hoạch không gian bảo vệ.
Về kiến trúc, có tháp dùng các vật liệu và kỹ thuật trùng tu không đảm bảo qui cách do yếu tố tạm thời để chống xuống cấp. Một số khác đã mất vật thờ nên không còn chức năng của đền thờ. Nặng nề hơn, không gian của một số tháp Chămpa bị lấn chiếm để làm nhà ở, cơ sở dịch vụ, nhà hàng, khách sạn… Không gian của một số tháp bị biến dạng do phát triển hạ tầng, dịch vụ, sản xuất… không theo quy hoạch của nhà nước.
Nhiều địa phương chưa xây dựng được chương trình hoạt động du lịch bền vững tại các khu di tích Chămpa.
Nhiều ý kiến tại hội thảo đề nghị cần sớm có biện pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng xâm nhập môi trường, cảnh quan di tích Chămpa; từng bước giải quyết việc vi phạm không gian di tích theo trình tự, căn cứ vào mức độ giá trị của di tích và khả năng đầu tư của Nhà nước; có khuôn viên bảo vệ đền, tháp và vùng đệm xung quanh di tích. Sớm có các phương án chống xuống cấp, sụp đổ ở một số tháp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụm bằng lăng cổ thụ 3 cây nở hoa 3 màu khác nhau
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...