Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tháp Chiên Đàn ở tỉnh Quảng Nam. (Nguồn: wikipedia)
Đông đảo các nhà nghiên cứu, văn hóa, kiến trúc sư trong và ngoài nước đã tham dự hội thảo.
Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống tháp Chămpa ở miền Trung Việt Nam đang được chính quyền địa phương và cơ quan chức năng quan tâm bảo vệ, trùng tu như tại tỉnh Bình Định, giai đoạn từ năm 1991-1995 đã trùng tu cụm Tháp Đôi ở thành phố Quy Nhơn. Từ năm 1997-2004, trùng tu cụm tháp Bánh Ít.
Từ năm 2005 đến nay đã và đang tiến hành trùng tu các tháp Cánh Tiên, Dương Long, Bình Lâm… Nhà nước cũng đã quan tâm xếp hạng cho các di tích Chămpa. Đến nay, hầu hết các tháp Chămpa đã được đưa vào xếp loại di tích cấp quốc gia. Nhiều đền tháp đã được đầu tư, trùng tu chống xuống cấp.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, một số tháp vẫn còn tình trạng để hoang, không được bảo vệ theo quy tắc của đền thờ; đường và lối vào di tích thường không đảm bảo. Một số tháp không được quy hoạch không gian bảo vệ.
Về kiến trúc, có tháp dùng các vật liệu và kỹ thuật trùng tu không đảm bảo qui cách do yếu tố tạm thời để chống xuống cấp. Một số khác đã mất vật thờ nên không còn chức năng của đền thờ. Nặng nề hơn, không gian của một số tháp Chămpa bị lấn chiếm để làm nhà ở, cơ sở dịch vụ, nhà hàng, khách sạn… Không gian của một số tháp bị biến dạng do phát triển hạ tầng, dịch vụ, sản xuất… không theo quy hoạch của nhà nước.
Nhiều địa phương chưa xây dựng được chương trình hoạt động du lịch bền vững tại các khu di tích Chămpa.
Nhiều ý kiến tại hội thảo đề nghị cần sớm có biện pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng xâm nhập môi trường, cảnh quan di tích Chămpa; từng bước giải quyết việc vi phạm không gian di tích theo trình tự, căn cứ vào mức độ giá trị của di tích và khả năng đầu tư của Nhà nước; có khuôn viên bảo vệ đền, tháp và vùng đệm xung quanh di tích. Sớm có các phương án chống xuống cấp, sụp đổ ở một số tháp.