»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:14:22 PM (GMT+7)

Ảnh hiếm về xí nghiệp thuốc phiện ở Sài Gòn thời Pháp thuộc

(09:05:12 AM 14/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Ít ai biết rằng, dưới thời Pháp thuộc, mảnh đất Sài Gòn từng có một nhà máy chế biến thuốc phiện lớn…

 

Thuốc phiện còn được biết tới với cái tên “nàng tiên nâu”, là nhựa được trích ra và chế biến từ quả của cây thuốc phiện (hay cây anh túc). Vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia Đông Á chìm ngập trong làn khói thuốc phiện. 

 

Mặc dù biết tác hại của thứ chất gây nghiện này lên con người song vì lợi nhuận, chính quyền thực dân Pháp vẫn cho phép buôn bán và chế biến thuốc phiện ngay tại mảnh đất Sài Gòn thập niên 1900. 


Hãy cùng ngược dòng lịch sử xem lại hình ảnh hiếm hoi về một nhà máy chế biến thuốc phiện thời kỳ Pháp thuộc.

 

Năm 1861, khi miền Nam nước ta còn nằm dưới quyền bảo hộ của Pháp, thuốc phiện được sử dụng rất ítViệt Nam. Tuy nhiên, theo làn sóng Hoa Kiều nhập cư, thuốc phiện dần lan rộng, được sử dụng nhiều hơn. Lúc này, những nhà máy chế biến “nàng tiên nâu” cũng dần xuất hiện ngay giữa trung tâm Sài Gòn. 

 

Trong tình cảnh đó, chính quyền thuộc địa Pháp đã quyết định cho phép buôn bán ma túy công khai nhằm thu một khoản thuế khổng lồ, lên tới hàng triệu đồng piastres (đơn vị tiền tệ khi đóĐông Dương).

 

 

Vị trí của nhà máy chế biến thuốc phiện trên bản đồ Sài Gòn do người Pháp vẽ. Theo đó, xí nghiệp “nàng tiên nâu” này nằmsố 74 Rue Paul Blanchy, nay là nhà hàng The Refinery số 74 đường Hai Bà Trưng, gần phía sau Nhà hát Thành phố.

 


Đây là hình ảnh cổng vào chính của nhà máy chế biến thuốc phiện lớn nhất Sài Gòn năm 1904. Theo mô tả trong cuốn “Note sur l’Opium” của người Pháp xuất bản năm 1906, cơ sở này xây trên khu đất hình chữ nhật rất rộng, có diện tích lên tới 1ha. 


Kiến trúc bên trong nhà máy vô cùng đầy đủ, bao gồm phòng, nhà xưởng chuyên dụng cho kho, thủ quỹ, bảo vệ, công nhân sản xuất…

 

 

Công nhân làm việc trong nhà máy chế biến thuốc phiện theo hai ca sáng và tối. Trên đây là hình ảnh các công nhân của nhà máy tan ca làm sáng.

 

 

Nguyên liệu đầu vào của nhà máy này là thuốc phiện thô nhập từ Vân Nam (Trung Quốc) hoặc thuốc phiện Benares (từ Ấn Độ). Phương pháp sản xuất tại đây giống cách chế biến thuốc phiện của người Quảng Đông nhưng có thêm sự trợ giúp của dây chuyền Tây Âu nhằm tăng năng suất. Theo đó, một mẻ thuốc phiện sẽ ra lò sau 3 ngày chế biến trong xưởng.

 

 

Khâu đầu tiên trong quá trình chế biến là xử lý thuốc phiện thô được bọc trong lá chuối thành hình quả bóng. 

 

 

Đây là hình ảnh những người công nhân đang loại bỏ tạp chất trong thuốc phiện.

 

 

Trước khi thành sản phẩm hoàn chỉnh, những bánh thuốc phiện trên lại được đem đi “làm sạch” nhất có thể. 

 

 

thời kì này, thuốc phiện được đóng vào từng hộp nhỏ bằng đồng với 5 loại trọng lượng khác nhau: 5g, 10g, 20g, 40g hay 100g tùy theo nhu cầu của người mua. Trên nắp các hộp thuốc đều có ghi chữ B (Benares) hoặc chữ Y (Vân Nam) tượng trưng cho nguồn gốc xuất xứ của thuốc.

Việt Anh-Nguồn Belle Indochine, Wikipedia...
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Ảnh hiếm về xí nghiệp thuốc phiện ở Sài Gòn thời Pháp thuộc

  • vu (19:17:32 PM 09/11/2016)Tiêu đề

    Nhìn trang phục và đầu tóc là người TQ...???

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ảnh hiếm về xí nghiệp thuốc phiện ở Sài Gòn thời Pháp thuộc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI