Chủ nhật, 24/11/2024, 20:53:57 PM (GMT+7)

Khu rừng thiêng được người người bảo vệ

(17:21:32 PM 08/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Trong khi rừng ở Tây Nguyên đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích ngày càng thu hẹp, thì ngay giữa bốn bề dân cư (thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), vẫn có một một cánh rừng nguyên sinh, nguyên vẹn. Bất cứ ai đi ngang đây cũng phải trầm trồ trước vẻ đẹp của nó. Vì sao nó vẫn tồn tại?

DÂN KHÔNG LẤY GỖ, SĂN THÚ

 

Đến TP Buôn Ma Thuột lúc hừng đông vừa ửng sáng, tôi bước xuống xe và không khỏi ngạc nhiên khi thấy anh Y Đăm, người dân tộc Ê Đê đã đợi sẵn. Chiều qua trước khi lên xe, tôi chỉ báo cho anh biết giờ xe chạy, loại xe, rồi thôi. Biết tôi ngạc nhiên, Y Đăm chìa bàn tay to, cứng ra bắt tay tôi, cười bảo: “Tôi đón người lên nhiều rồi, biết xe lên lúc nào mà”. Y Đăm năm nay 45 tuổi, từng có hơn chục năm mưu sinh nhờ rừng. Nhưng nay đã đổi nghề bởi “người con của rừng” này đã nhận ra mình đang góp phần làm xấu quê hương, đang phá dần chính “ngôi nhà” của mình.

 

Chiếc xe máy của anh Y Đăm chở tôi bon bon trên đường tỉnh lộ 8 nhằm hướng thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M’gar để đến khu rừng Cư H’Lăm. Giữa mùa khô tháng 2, trời Tây Nguyên trong vắt, thời tiết khô hanh, nóng hầm hập như muốn đốt cháy da người. Tôi ngồi sau xe chừng 20 phút, chưa kịp hết ngỡ ngàng với cái bao la, trùng điệp của núi đồi Tây Nguyên thì Y Đăm đã dừng xe bảo: “Đến rồi”. Trước mắt chúng tôi là cánh rừng xanh ngút mắt, nằm ngay bên đường nhựa, ngay cửa ngõ vào trung tâm huyện lỵ Cư M’gar. Cũng lúc này tôi mới nhận ra bầu không khí mát dịu tỏa xuống cơ thể. “Sao ở đây mát thế nhỉ?”, tôi ngạc nhiên. “Nhờ khu rừng này đó. Tôi biết khu rừng này từ hồi ở Tây Nguyên chỗ nào cũng thấy rừng cơ. Nhưng từ nhỏ, tôi đã được nghe chuyện linh thiêng trong khu rừng này, nên chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện vào đây lấy gỗ, săn thú”, Y Đăm nói.

 


Đồi Cư H’Lăm nhìn từ tỉnh lộ 8

 

Chúng tôi hỏi thăm đến nhà già làng Y Ru M’Lô, buôn Ea Mắp, một trong những người từng có hàng trăm mùa trăng ngồi kể cho con cháu câu chuyện về khu rừng thiêng Cư H’Lăm. Già làng M’Lô năm nay đã 74 tuổi nhưng đôi mắt sáng, nước da màu đồng săn chắc mách cho tôi biết già còn rất khỏe. Nghe tôi ngỏ ý muốn già làng dẫn vào rừng, già bảo: "Thằng Y Đăm dẫn anh vào rừng được mà. Nếu không có ý lấy gì của rừng mang về thì không biết đường thần linh chỉ đường cho ra thôi”.

 

Y Đăm dẫn tôi theo lối mòn lên đồi Cư H'Lăm. Càng vào sâu, cảnh rừng càng thâm u, tịch mịnh. Những cây rừng giăng mắc, chúng tôi phải khó khăn lắm mới luồn qua lối mòn nhỏ ít người đi, cây lá bít bùng. Dưới đất, một lớp lá mục dầy đến mấy mươi phân khiến tôi có cảm giác như đang bước trên một tấm nệm dày, mát lạnh. Và, đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được nhìn tận mắt, sờ tận tay những cây cổ thụ to mấy vòng tay người lớn, cao vút. Y Đăm bảo mùa bằng lăng nở hoa là mùa khu rừng đẹp nhất. Lúc ấy, nhìn từ xa, rừng như một biển hoa vậy.



Bên trong rừng Cư H’Lăm vẫn còn những cây gỗ hàng trăm năm tuổi

 

Lên đến đỉnh đồi, nhìn xuống phía dưới thấy một hồ nước lớn. Nhìn như một chiếc gương khổng lồ trang điểm cho thiếu nữ duyên dáng hơn. Đứng trên cao nhìn xuống quả là phong cảnh đẹp mê lòng người.

 

Nói về các tên Sình Đỉa, Y Đăm kể: “Tôi nghe người già kể lại, do người trong buôn phạm tội nên bị thần linh phạt, không cho hồ cá tôm mà chỉ có đỉa thôi. Trâu bò, lợn hay người nếu chẳng may sa chân xuống hồ là bị đỉa bu kín người, hút sạch máu cho đến chết. Nhưng đó là truyền thuyết thôi, còn bây giờ hồ rất nhiều cá tự nhiên và cá nuôi nữa”.

 

Lúc ra khỏi rừng, tôi tìm chỗ vắng, lột sạch quần áo ra kiếm, tổng cộng có gần 2 chục con vắt đang bám trên người, có con chỉ nhỏ bằng que tăm, nhưng có con đã no máu, to bằng ngón tay đứa trẻ.

 


Hồ nước có tên xấu nhưng lại là một nét điểm trang tuyệt vời cho phong cảnh Cư H’Lăm thêm đẹp, mê hoặc lòng người

 
VỀ MỘT CHUYỆN TÌNH

 

Đêm đó, trong căn nhà của già làng Y Ru M’Lô, bên bếp lửa bập bùng, tôi được nghe truyền thuyết về một câu chuyện tình xúc động, thấm đẫm tình người, của lòng thủy chung son sắt, lưu truyền từ bao đời, từ thế hệ này sang thế hệ khác…

 

Thuở xưa, thuở đồi Cư H’Lăm này chưa có tên, trong buôn Ê Đê Kpă có một có chàng trai tên Y Đ’Hin và cô gái vừa tuổi trăng tròn tên H’Lăm yêu nhau tha thiết. Chàng trai có nước da màu đồng, sức khỏe như con trâu rừng, nhưng lại hiền như con nai. Bắp tay cuồn cuộn của chàng có những sợi gân dai như dây cung, hay lam hay làm như con ong trên tổ. Còn cô gái tên H’Lăm, đẹp như bông hoa pớt, hoa dơn nở bên dòng suối Ea Pôk trong xanh. Làn da cô màu nâu, đôi má căng, ửng hồng, đôi mắt trong veo như mắt nai con vẫn quanh quẩn ăn lá trong khu rừng, bên con suối Ea Pôk. Đôi môi đỏ xinh lúc nào cũng chúm chím cười. Sắc đẹp của cô nổi tiếng khắp 9 núi, 10 buôn, đẹp đến nỗi mỗi khi cô vào rừng, cây ngả xuống, ngọn cỏ lắc lư theo nhịp bước chân cô, dòng suối cũng reo vang hơn để đón chào.

 


Bên bếp lửa, nghe già làng kể truyền thuyết về mối tình nàng H’Lăm – chàng Y Đ’Hin

 

 

Tình yêu của 2 người đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của 2 gia đình và dòng họ. Bởi vì 2 người cùng họ Niê. Theo phong tục, người trong dòng họ không được lấy nhau. Nếu không sẽ bị thần linh phạt cả buôn làng. Lửa sẽ thiêu rụi, dịch bệnh sẽ giết chết cả làng… Bị ngăn cản không lấy được nàng H’Lăm, Y Đ’Hin đau buồn bỏ làng ra đi biền biệt. Nàng H’Lăm không nhìn thấy bóng người yêu nên đêm ngày sầu thảm. Nàng bỏ làng lên đồi cây không ăn không uống, chỉ ngồi khóc hết ngày này qua ngày khác, nước mắt nàng chảy xuống biến thành dòng suối chảy mãi đến ngày nay. Thân xác nàng tan biến vào trong đất, còn linh hồn nàng hóa thân vào con suối ngày đêm vẫn khóc vì thương nhớ người yêu.

 

Còn Y Đ’Hin, sau mấy mùa rẫy bỏ làng ra đi, quá thương nhớ người yêu, chàng trở về làng định đem người yêu bỏ trốn khỏi làng. Về làng mới hay tin dữ khiến chàng đớn đau. Tìm đến chỗ người yêu ngồi chàng chỉ thấy một một dòng suối nhỏ đang chảy rì rào như tiếng khóc của nàng. Không cầm lòng được, chàng trầm mình xuống làn nước trong vắt cho đến lúc cơ thể chàng cũng tan biến trong dòng nước. Thế rồi, linh hồn chàng hóa thân vào cây rừng. trở thành rừng thiêng. Nếu ai chặt cây ở đây về dựng nhà sẽ lửa thiêu cháy, dựng chòi sẽ bị voi rừng xéo nát. Từ đó, dân làng không còn ai dám phá rừng, chặt cây ở đây nữa. Cũng từ đấy, khu rừng và ngọn đồi có tên H’Lăm.

 

 

Theo NN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khu rừng thiêng được người người bảo vệ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI