Di sản xanh
"Việt Nam nên có hai mẫu lễ phục"
(09:30:35 AM 02/08/2013)
Cần thiết có lễ phục?
Đại diện ban tổ chức, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, yêu cầu thiết kế 4 mẫu lễ phục. Cụ thể gồm: Mẫu lễ phục của nam và nữ theo hướng hiện đại; Mẫu lễ phục của nam và nữ theo hướng truyền thống.
Các mẫu lễ phục phải mang tính biểu tượng văn hóa, có tính thời đại và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời đẹp, thuận tiện, phù hợp trong nghi lễ quốc gia và quốc tế; phù hợp với điều kiện khí hậu và vóc dáng của người Việt Nam; khuyến khích thực hiện bằng chất liệu truyền thống, sản xuất trong nước.
Theo ông Thành, đây là đề bài tương đối “mở”, không có định hướng hay áp đặt cho các nhà thiết kế, do đó, các nhà thiết kế có thể rộng đường sáng tạo.
Ở vòng chung khảo, từ 4 bộ lễ phục này, ban tổ chức sẽ chọn ra một bộ của nam, một bộ nữ để trao giải, vinh danh. Ông Thành lưu ý, cũng có thể chọn bộ theo hướng hiện đại, hoặc truyền thống.
Nhà Sử học Dương Trung Quốc (Ảnh: Người Lao Động)
Thứ trưởng Bộ VHTT – DL Vương Duy Biên cho rằng, lễ phục thể hiện bản sắc văn hóa, tự tôn, tự hào dân tộc của của mỗi quốc gia. Nhất là nước ta, dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Hiện nay, giao lưu quốc tế mở rộng, nước ta cần có một bộ trang phục thể hiện khí thế đất nước, độc lập, tự chủ...
Cũng theo ông Biên, trên thế giới, nhiều quốc gia đã quy định lễ phục. Đẹp đến đâu, chưa bàn đến nhưng các quan chức của họ mặc lễ phục tiếp khách thể hiện bản sắc văn hóa của đất nước ấy. Nước ta cũng cần bộ trang phục đẹp, truyền thống nhưng thuận tiện cho giao tiếp quốc tế.
Không giống như các cuộc thi khác, sau khi có kết quả, trao giải xong rồi mang cất đi. Cuộc thi mẫu lễ phục sẽ chọn 20 bộ vào vòng chung khảo để cho trình diễn.
“Chúng tôi mời các nhà chuyên gia, hội đồng nghệ thuật, giới truyền thông cho ý kiến. Những người sẽ mặc trình diễn không phải 'chân dài' mà là những người ở độ tuổi, vóc dáng khác nhau. Đó là những người thật, cuộc đời thật... sẽ dùng lễ phục”, ông Biên nói.
Nên có hai mẫu lễ phục
Thứ trưởng Vương Duy Biên cho rằng, trong dư luận vừa qua, vẫn còn những ý kiến về bộ lễ phục nên theo hướng hiện đại, cải cách từ Âu phục comple. Có ý kiến ngược lại, nên theo hướng truyền thống lấy tinh thần từ chiếc áo dài tuyền thống dành cho nam.
“Chúng tôi quyết định đưa ra cả hai phương án để phát huy tất cả tính sáng tạo của người thiết kế. Lễ phục theo phong cách hiện đại hay truyền thống đều được miễn là đẹp và đáp ứng các tiêu chí như ban tổ chức yêu cầu”, ông Biên nói.
Nếu tìm được mẫu lễ phục tốt, Bộ VHTT - DL sẽ báo cáo, xin ý kiến Chính phủ, để dùng cho các lãnh đạo mặc đi ngoại giao. Nếu không, các nhà thiết kế cũng đã cống hiến thêm mẫu đẹp cho người tiêu dùng.
Thứ trưởng Vương Duy Biên (ngồi giữa) tại lễ phát động tuyển chọn thiết kế mẫu lễ phục Nhà nước
Ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam đề xuất nên có hai mẫu lễ phục theo cả hướng truyền thống và hiện đại.
Ví dụ, dịp lễ truyền thống như: Giỗ tổ Hùng Vương, trình Quốc thư... dùng bộ lễ phục truyền thống; dịp ngoại giao với quan khách, bạn bè quốc tế mặc bộ hiện đại.
“Tôi nhớ ông cựu Quốc vương Sihanouk của nước Campuchia, có khi ông mặc lễ phục truyền thống, nhưng có cơ hội ông cũng mặc Âu phục. Do vậy, tôi muốn chọn hai bộ lễ phục cho nam và hai bộ cho nữ để sử dụng vào mỗi dịp, mỗi hoàn cảnh khác nhau. Như thế sự lựa chọn sẽ thoải mái hơn”, ông Quốc đề xuất.
Ông Quốc cũng cho rằng, trang phục cũng thể hiện cá tính và tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. Khi chọn được lễ phục, để tự “nó” thuyết phục nhân nhân chứ không nên có sự bắt buộc.
Bà Đoàn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cũng cho rằng, hoàn toàn có thể có hai bộ lễ phục. “Bởi trên thực tế, truyền thống hay hiện đại là do người dùng lựa chọn. Chúng tôi không bắt buộc chỉ một bộ, chỉ cố gắng tìm ra bộ đẹp nhất”, bà Hương nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.