Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Cảm xúc mùa Vu lan: Chứng nhận tuổi già và miên man tháng 7
(20:38:06 PM 28/08/2015)
Mong ba mẹ mãi thanh thản với tuổi già - Ảnh minh họa từ internet
Tôi vẫn an tâm rằng ba mẹ vẫn còn trẻ tuổi, thế mà một lần về thăm nhà gần đây tôi chợt giật mình. Trên bức tường được quét vôi lại, bên cạnh những bức ảnh cũ xưa là hai bằng chứng nhận của ba mẹ tôi. Không phải bằng chứng nhận gì lớn lao mà chỉ là hai chứng nhận của hội người cao tuổi.
Tôi đoán ba mẹ chắc cũng mới nhận nó đây thôi. Tôi thầm nghĩ như vậy để mong rằng ba mẹ mình vẫn còn trẻ. Không biết ngày ba mẹ nhận nó về thì tâm trạng thế nào, phải chăng là rất vui hay man mác nỗi buồn như tôi?
Tôi miên man với những nghĩ ngợi bất định ấy. Ngày chính thức là thành viên của hội người cao tuổi, chắc rằng những thành viên mới sẽ vui vì mình cũng sống tới cái tuổi “thọ” chứ không phải bất hạnh như những người chỉ “hưởng dương” hay như kẻ “tóc còn xanh”. Có nó, ít ra thì bản thân sống vẫn có sự quan tâm của xã hội chứ không phải chỉ một mình một bóng.
Bằng chứng nhận người cao tuổi là sự quan tâm, yêu thương, gắn kết giữa con người với nhau.
Với tôi, khi biết ba mẹ là thành viên hội người cao tuổi thì tôi thấm một nỗi buồn lênh láng ở đáy tâm hồn. Có chứng nhận nghĩa là ba mẹ đã già, đã “tới tuổi”; nghĩa là cái ngày mà ba mẹ rời bỏ chốn Ta-bà này cũng sớm hơn; là cái ngày tôi sẽ không còn có người để lâu lâu gọi điện về hỏi thăm sức khỏe. Cũng có nghĩa là cái ngày anh chị em tôi sẽ sớm cài cành hoa hồng trắng khi mỗi mùa Vu lan trở về đang đến, rất gần...
Suốt chặng đường dài trở về thành phố, tôi cố quên đi cái bằng chứng nhận ấy. Nó như nỗi đèo bòng trĩu nặng làm bánh xe thêm chậm lại. Dọc con đường gió sông thoảng mùi lúa và mùi đất, con cò nghiêng cánh về phía mênh mông tôi trở lại với ý thức vô thường. Đời ai trẻ mãi không già, đời ai không hơn một lần khóc quấn khăn tang?
Chỉ mong ba mẹ ngày ngày an vui khỏe mạnh để nhìn cái chứng nhận hội người cao tuổi đến lúc giấy ố vàng, nét mực phai. Tôi sẽ thực tập nhiều hơn nữa tri kiến và cảm nhận vô thường để đến ngày cha mẹ khuất bóng khỏi phải bàng hoàng hụt hẫng.
Có lẽ hơn một người như tôi vẫn luôn nặng lòng với câu ca dao:
Đêm đêm ngồi thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Tôi biết không có ba mẹ nào “sống đời” với con bằng hình hài tứ đại mà chỉ có con cái mới sống với máu mủ của mẹ cha. Hơi thở, nhịp tim, nụ cười, giọng nói, vóc dáng, màu da… là của ba của mẹ. Sống cho một kiếp sinh tử. Kiếp ấy, ông bà đã đến và đã đi; kiếp ấy, ba mẹ đã đến và sẽ đi; kiếp ấy, ta sẽ không khác ngoài ba mẹ…
Những miên man của cuộc đời hay là tiếng mõ câu kinh đang thổn thức trong tôi. Một ngày dù trần gian này vắng bóng ba mẹ nhưng vẫn còn hơi ấm tình thương ở trong tôi, trong cõi nhân thế này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.