Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Cà phê chim Tao Đàn, thú vui tao nhã của người Sài Gòn
(15:34:32 PM 24/12/2014)Tao Đàn là một công viên nổi tiếng của Sài Gòn, nằm trên bốn trục đường lớn là Nguyễn Thị Minh Khai, Trương Định, Cách Mạng Tháng 8 và Nguyễn Du. Với hàng cây cổ thụ có tuổi đời hơn trăm năm che phủ tạo bóng mát nên Tao Đàn luôn là điểm hẹn cuối tuần của nhiều người Sài Gòn. Các cặp gia đình đến vui chơi, thiếu nhi sinh hoạt cuối tuần, người về hưu đến tập dưỡng sinh và trong đó không thể thiếu những người chơi chim kiểng ở Sài Gòn.
Một góc quán cà phê trên đường Cách Mạng Tháng 8 thường là nơi hẹn hò của những người chơi chim vào các buổi sáng cuối tuần.Tại cổng gửi xe du khách đã thấy hàng trăm chiếc lồng chim treo lủng lẳng, xa xa vang những tiếng hót véo von nghe rất vui tai, đầy thích thú làm cho ta quên đi mệt nhọc thường nhật nơi phố thị xô bồ.
Vừa thưởng thức cà phê, vừa ngắm và nghe chim hót là điểm thú vị của cà phê Tao Đàn. Ảnh: Văn Trãi.
Chơi chim là thú vui tao nhã của nhiều người Sài Gòn từ bao lâu nay, nhiều người thường chọn thú chơi đơn giản này vì hòa nhập, gần gũi với thiên nhiên, được lắng tai nghe chim hót mỗi khi tan sở, được chăm sóc mỗi lúc rảnh rỗi. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng chọn cho mình thú chơi kiêu kỳ này, bởi để nuôi, huấn luyện chim hót, múa, đá hay ngay việc chọn được con chim ưng ý là điều không hề dễ. Vì người chơi phải am hiểu tường tận về các loại chim, các điểm mua bán, cách chăm sóc như: tắm rửa, cho ăn uống, cách luyện cho chim hót, múa... Đó là sự khó khăn và cũng là nét hấp dẫn thu hút người chơi.
Vào các sáng thứ 7, chủ nhật hàng tuần, một góc cà phê công viên Tao Đàn phủ kín những lồng chim. Từ 6h sáng nhiều người chơi đã mang các chú chim yêu thích của mình đến hội họp với bạn bè cùng sở thích, từ loài dân dã đến loài quý hiếm: chích chòe, sơn ca, chào mào, hoàng yến… Mỗi chú chim có một vẻ đẹp với màu sắc sặc sỡ, một tiếng hót lanh lảnh đặc trưng, khi một chú chim cất tiếng hót những chú chim khác cũng thể hiện tài năng của mình. Và khi dàn âm thanh độc đáo ấy cùng cất lên tạo thành một bản hợp xướng sôi động sẽ làm mê mẩn cả người chơi lẫn người xem.
Mọi người chăm chú vào những chú chim yêu quý và cùng trò chuyện trao đổi. Ảnh:Văn Trãi.
Người chơi chim thường phân loại là chim hót, chim múa và chim đá. Chim hót như: chào mào, vành khuyên, chích chòe lửa…; chim đá như: họa mi, chích chòe than...; chim múa như chích chòe, sơn ca.... Các loại chim vừa biết hót vừa biết múa thường đi kèm với nhau và một phần được người chơi huấn luyện, đó là những chú chim thuộc hàng “đẳng cấp” mà nhiều người rất thích thú và muốn sỡ hữu.
Các sáng cuối tuần, cà phê chim Tao Đàn thu hút đông đảo người xem, từ du khách quốc tế, các bác hưu trí, sinh viên và tất nhiên cả người chơi chim. Họ đến đây để quên đi bộn bề sách vở, tiếng còi xe inh ỏi, và mưu sinh xô bồ để ngắm nhìn những chú chim sặc sỡ vô tư hót vang dưới màu xanh của hàng cổ thụ. Chỉ vậy thôi cũng đủ làm cho ta thấy cuộc sống nhẹ nhõm và yêu đời hơn rất nhiều.
Chích chòe lửa, loài chim yêu thích của nhiều người chơi chim. Ảnh: Văn Trãi.
Sáng cuối tuần, du khách hãy dành thời gian thư thả dạo qua những hàng cây cổ thụ, nhẹ nhàng tựa lưng trên những chiếc ghế mộc mạc, nhấp môi vị cà phê đắng nhẹ nơi đầu lưỡi và lắng tai nghe tiếng chim lảnh lót.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.