Sống xanh » Công sở xanh
Tuyệt chiêu 200 triệu đồng
(12:17:59 PM 08/07/2011)
Trên mỗi máy hiện lên chân dung của người cán bộ đang tiếp nhận hồ sơ từ dân chúng.
Người dân góp ý qua máy điện tử tại UBND quận 1 (TP.HCM) - Ảnh: P.P.H. |
Thái độ niềm nở, xởi lởi hay hách dịch quan liêu, cửa quyền của người cán bộ tiếp dân sẽ được người dân đánh giá qua hai nút bấm hài lòng hay không hài lòng trên máy. Những cán bộ này không thể xóa được các đánh giá đó vì nó đã được truyền về máy chủ do một bộ phận khác quản lý và sẽ báo cáo trực tiếp với chủ tịch UBND quận.
Dù mới đưa vào sử dụng được vài tuần lễ nhưng sáng kiến này xem ra “khá ăn khách”. Bằng chứng là theo cách góp ý bằng thư cổ điển trước kia ở khu tiếp dân của quận 1 (dưới 30 thư/ tháng) thì cách hiện đại này thu hút sự quan tâm chấm điểm bộ máy công quyền của người dân lớn hơn nhiều (380 góp ý/ tuần).
Cho đến nay sau hơn hai tuần thử nghiệm, đã có ba cán bộ tiếp dân trong số 10 người của quận 1 bị cấp trên lưu vào “danh sách chú ý”, trong số đó bà tổ trưởng tổ tiếp nhận hồ sơ nhận được nhiều ý kiến không hài lòng nhất.
Đúng như chủ trương ban đầu của chính quyền quận là sẽ thanh lọc những cán bộ nào đối xử không tốt với dân, ông chủ tịch quận liền mời bà tổ trưởng lên để đưa ra quyết định điều chuyển qua bộ phận khác. Sau khi thỏa thuận, vị nữ cán bộ này được ở lại công việc cũ với lời hứa sẽ khắc phục trong vòng một tháng. Sau thời hạn đó mà còn nhận được phân nửa điệp khúc”không hài lòng” từ người dân, công việc của bà sẽ được định đoạt.
Dùng biện pháp mạnh nhưng cách thức thực hiện nhẹ nhàng theo phương pháp hiện đại này là một tuyệt chiêu của UBND quận 1 trong việc uốn nắn bộ máy. Để trang bị số máy trên quận phải bỏ ra 200 triệu đồng. Nhưng chừng đó tiền sẽ chẳng là gì nếu nó đạt được mục tiêu là làm sáng sủa chân dung những người thiếu nụ cười bấy lâu nay của bộ phận tiếp dân ở các công sở của chính quyền quận.
Và đây quả là một sáng kiến, áp dụng đầu tiên trong cả nước. Theo kế hoạch của ông chủ tịch quận, sau khi thí điểm ở trụ sở quận, các máy điện tử này sẽ được nhân lên để đưa đến các trụ sở cấp dưới, nơi gần dân nhất, đó là công an phường và UBND phường. Nếu cán bộ phường nào không muốn bị cấp trên đánh giá xấu, không muốn bị điều chuyển hay cách chức thì tốt hơn hết làm cách nào đó để người dân chọn nút bấm hài lòng trên máy điện tử.
Sau khi biết được cách làm này của UBND quận 1, một số doanh nghiệp muốn cải thiện hình ảnh nhân viên của mình trong mắt khách hàng đã tìm đến để xin nhượng quyền. Đó là một dấu hiệu tốt cho xã hội nhưng những cái máy điện tử đó liệu có làm thay đổi cách tiếp cận với dân chúng của cơ quan công quyền tương lai hay không thì chưa thể biết được. Nó còn mới quá. Nó chỉ có thể thay đổi nếu các cấp lãnh đạo lớn nhỏ của bộ máy công quyền thật sự muốn thay đổi với quyết tâm chính trị cao.
Còn nếu như những cái máy điện tử cứ hát điệp khúc hài lòng và không hài lòng đó được sản sinh như một hình thức trang điểm tốn tiền cho trụ sở chính quyền thì sẽ rất khó để hi vọng về sự cải thiện thái độ phục vụ của cán bộ như mục đích tốt đẹp mà UBND quận 1 đã đề ra.
Nếu một chính quyền luôn biết mang lại sự hài lòng cho dân chúng trong mỗi hành vi thì đó mới thật sự là chính quyền do dân và vì dân, và khi đó mới cần cảm ơn những cái máy điện tử ở quận 1 hôm nay!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
- Ba loại cây giúp giảm stress ở nơi làm việc
- Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023
- Gợi ý cách chọn trang phục khi đi phỏng vấn
- Vinamilk dẫn đầu Top 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2022 của CareerBuilder
- 7 yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi tuyển dụng nhân viên
- VNPT tiếp tục vào Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021
- Vinamilk trở thành “Đối tác đồng hành” của Khảo sát nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?