Sống xanh » Công sở xanh
Quy định “lạ” cấm cán bộ đi chợ ở huyện Di Linh, Lâm Đồng
(12:59:26 PM 14/11/2015)Văn bản còn yêu cầu các đơn vị trưng tập cán bộ, nhân viên để đi... theo dõi, ghi hình người đi chợ cả trong ngày nghỉ. Nhiều ý kiến của người dân trong huyện Di Linh không đồng thuận trước văn bản rất “lạ đời” trên.
Phòng Nội vụ huyện Di Linh đã có văn bản “lạ ” khi cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan trong địa phương đi chợ mua sắm tại khu vực chợ cũ Di Linh -Ảnh minh họa: TL
Cụ thể, ngày 10/11, ông Đới Ngọc Văn, Tổ trưởng Tổ thanh tra công vụ (Phòng Nội vụ huyện Di Linh) ký văn bản số 156/TB-TTr CV gửi đến tất cả các cơ quan đơn vị trong toàn huyện. Văn bản nêu rõ: "... đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện việc mua sắm tại chợ Trung tâm (chợ mới) theo chủ trương chung của huyện. Đồng thời trưng tập công chức, viên chức của cơ quan kiểm tra việc chấp hành theo chủ trương của huyện như sau: Phòng Nội vụ, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền thanh Truyền hình huyện.
Hàng ngày mỗi cơ quan đơn vị cử một công chức, viên chức kiểm tra tại khu vực chợ cũ Di Linh. Nếu phát hiện cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan đơn vị của huyện vi phạm thì tiến hành nắm bắt thông tin, ghi hình, lập biên bản cuối ngày báo cáo Thủ trưởng cơ quan, Tổ trưởng Tổ thanh tra công vụ (Phòng Nội vụ) để tổ báo cáo UBND huyện".
"Thời gian kiểm tra từ ngày có thông báo cho đến hết ngày 27/11/2015. Thời gian báo cáo về tổ thanh tra công vụ từ 16h đến 16h30 hàng ngày".
Lý do khiến huyện Di Linh có quyết định trên là bởi trên địa bàn hiện có hai chợ cùng hoạt động. Chợ Trung tâm mới đã hoạt động từ ngày 25/9/2015, đồng thời thực hiện đóng cửa và chấm dứt hoạt động chợ Di Linh cũ kể từ ngày 1/10/2015. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết tiểu thương cho rằng vị trí khu chợ mới không phù hợp, giá thuê quầy sạp do UBND huyện đưa ra chưa hợp lý nên họ vẫn chưa di dời đến chợ mới. Tiểu thương mong muốn thời gian di dời được kéo dài thêm 2 năm, đến ngày 1/10/2017.
Tại cuộc họp báo gần đây, lãnh đạo UBND huyện Di Linh cũng cho biết, hiện trạng chợ Di Linh cũ đã xuống cấp, quá tải do được xây dựng từ năm 1993 nên cơ sở hạ tầng không đồng bộ, diện tích chật hẹp. Nhiều vấn đề như nước thải, vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ không đảm bảo theo quy định, trong hai năm liên tiếp 2006, 2007 đã xảy ra hai vụ cháy chợ nên địa phương cần có chợ mới là tương xứng với định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương.
Trong quá trình di dời từ chợ cũ sang chợ mới, UBND huyện Di Linh đã phải nhận tới 294 đơn khiếu nại của tiểu thương. Hiện nay, chợ Trung tâm mới của huyện vẫn có ít người kinh doanh nên sự đa dạng về hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong huyện; trong đó có cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các cơ quan của huyện. Rõ ràng , việc di dời chợ cũ sang chợ Trung tâm chưa nhận được sự đồng thuận cao của tiểu thương và nhiều người dân trong huyện. Và để "giải quyết" tình hình, huyện Di Linh đã thực hiện việc theo dõi, quản lý cán bộ, nhân viên trong huyện đi chợ một cách... lạ đời.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
- Ba loại cây giúp giảm stress ở nơi làm việc
- Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023
- Gợi ý cách chọn trang phục khi đi phỏng vấn
- Vinamilk dẫn đầu Top 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2022 của CareerBuilder
- 7 yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi tuyển dụng nhân viên
- VNPT tiếp tục vào Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021
- Vinamilk trở thành “Đối tác đồng hành” của Khảo sát nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?