»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:40:20 PM (GMT+7)

Người dân bỏ vốn trồng rừng trên diện tích nuôi thuỷ sản

(22:30:30 PM 12/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có nhiều hộ dân tự bỏ vốn đầu tư trồng lại rừng trên diện tích nuôi thuỷ sản để thích ứng biến đổi khí hậu. Trong số 210 ha rừng trồng mới tập trung trong năm 2013 của tỉnh, có 80 ha do người dân tự bỏ vốn đầu tư trồng.

( Ảnh minh họa )

 

Duyên Hải có bờ biển dài 55 km, là huyện có diện tích rừng lớn nhất tỉnh, với nhiều chủng loại cây rừng ngập mặn tạo nên một hệ sinh thái đa dạng động thực vật vùng ngập nước ven biển. N goài nguồn vốn nhà nước đầu tư, Duyên Hải là địa phương có nhiều hộ dân tự bỏ vốn đầu tư trồng lại rừng trên diện tích nuôi các loài thủy sản, nhất là diện tích nuôi tôm và nuôi cua biển. Chỉ tính riêng giai đoạn 2009-2013 người dân ở huyện Duyên Hải đã đầu tư nhiều tỷ đồng để trồng mới hơn 300 ha rừng. 


Ông Nguyễn Văn Ngoan, ấp Cồn Tàu, xã Trường Long Hoà (huyện Duyên Hải) -một trong những người tiên phong khôi phục lại diện tích rừng, cho biết: Khi về đây mua đất, ông đã phá rừng đào ao nuôi tôm nhưng nhiều năm liền bị thất bại. Sau khi bàn bạc với gia đình ông quyết định lên liếp một phần diện tích ao nuôi tôm trồng lại rừng. Trong 2 năm đầu trồng lại rừng ông tiếp tục thả nuôi tôm trên phần diện tích ao nuôi còn lại nhưng có vụ được, vụ thất. Kể từ khi cây rừng trồng phát triển (năm 2006) đến nay với mô hình nuôi tôm, cua xen canh trên đất rừng, với gần 2 ha đất rừng, bình quân mỗi năm gia đình ông thu lãi từ 200-300 triệu đồng từ tôm nuôi và cả chục triệu đồng từ khai thác các loài thủy sản tự nhiên khác như: cua, cá, vọp… 

Ông Nguyễn Văn Uôl, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Long Hoà (Duyên Hải) cho biết: Trước đây, xã Trường Long Hoà có trên 2.700 ha rừng, sau khi người dân chiếm và khai phá chủ yếu là phá rừng lá rồi nuôi trồng thủy sản; chỉ trong một thời gian khoảng 10 năm, rừng trên địa bàn xã gần như bị xóa sạch, thay vào đó là những ao nuôi tôm. Do môi trường bị xáo trộn, nhiều hộ nuôi tôm liên tiếp bị thất bại; trong khi đó, các hộ nuôi dưới tán rừng lại đạt hiệu quả. Từ đó, một số hộ dân mạnh dạn đầu tư san lấp và trồng lại số diện tích rừng trong diện tích nuôi tôm của mình để tạo bóng mát, nơi cư trú các loài thuỷ sản nuôi. Việc khôi phục lại diện tích rừng trên đất nuôi tôm ở Trường Long Hoà phát triển mạnh bắt đầu kể từ 2005; tại ấp Cồn Tàu trong 3 năm (2011-2013) đã trồng lại được gần 150 ha rừng. 

Việc người dân tự bỏ vốn đầu tư trồng lại cây rừng trên diện tích nuôi thủy sản ở vùng ngập mặn, ven biển ở tỉnh Trà Vinh là tín hiệu vui, bởi vì hệ sinh thái rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá về nhiều mặt: Bảo vệ được hệ sinh thái rừng ngập mặn là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá trình phát triển chung của cả khu vực. Rừng phát triển sẽ góp phần làm giảm xói mòn, môi trường sinh thái được bảo vệ, nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển theo hướng bền vững, tạo thành “bức tường xanh” bảo vệ khi bão lũ, nước biển dâng.
 
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người dân bỏ vốn trồng rừng trên diện tích nuôi thuỷ sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI