Sống xanh » Công sở xanh
Công bố quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc
(14:41:32 PM 26/05/2015)
Hành vi quấy rối tình dục bao gồm cả các hành vi mang tính thể chất và những hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói - Ảnh: T.T
Đây là sản phẩm của Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Tổng liên đoàn Lao động VN, Phòng Thương mại và công nghiệp VN nghiên cứu, xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Kể chuyện cười hay mời đi chơi cũng có thể là quấy rối tình dục
Không chỉ các hành vi mang tính thể chất, hành vi quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc được đưa vào bộ quy tắc này bao gồm những hành vi QRTD bằng lời nói.
Cụ thể như các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục như những chuyện cười gợi ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hay hướng tới họ khi vắng mặt.
Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.
Theo các chuyên gia, những hành vi này thường không được nhận biết đầy đủ hoặc không được đánh giá đúng mức độ, dễ bị bỏ qua dù gây khó chịu, bức xúc cho người bị QRTD.
Bộ quy tắc cũng đề cập những hành vi QRTD phi lời nói gồm các hành động không được mong muốn như cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của ngón tay...
Hình thức này cũng bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các apphich, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan đến tình dục.
Đây cũng là những hành vi khá phổ biến trong môi trường làm việc nhưng chưa được nhìn nhận đúng mức độ.
Ông Hà Đình Bốn, vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết Bộ luật lao động năm 2012 đã quy định hành vi QRTD tại nơi làm việc là hành vi bị nghiêm cấm.
Tuy nhiên, ông Bốn nhìn nhận các quy định của pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực thi đều vấp phải một điểm chung là chưa cụ thể, chung chung trong việc đưa ra các tiêu chí, dấu hiệu để nhận diện hành vi nào là QRTD và xử lý hành vi vi phạm trên thực tế còn khó khăn và rất ít.
Để khuyến khích người lao động và người sử dụng lao động cùng phối hợp tạo ra môi trường làm việc lành mạnh và an toàn, bộ quy tắc đưa ra một số biện pháp phòng chống QRTD tại nơi làm việc.
Trong đó nhấn mạnh đến việc bảo vệ danh tính của các bên liên quan - vấn đề được biết đến như là trở ngại lớn nhất khiến phần lớn những người bị QRTD ngần ngại không dám lên tiếng tố cáo.
Chỉ là quy tắc ứng xử, chưa phải là luật
Tuy đặt mục tiêu thúc đẩy việc phòng chống hành vi QRTD, khắc phục những vướng mắc trong quy định, nhưng “Bộ quy tắc ứng xử về QRTD tại nơi làm việc” vừa được hoàn tất vẫn chỉ dừng ở một nguồn tài liệu tham khảo.
Vì theo ông Hà Đình Bốn, đây chưa phải là một văn bản luật, có thể quy định bắt buộc thực hiện đối với mọi đối tượng. Bộ quy tắc được coi là một văn bản “hướng dẫn cách ứng xử tại nơi làm việc”.
Ông Bốn mở rộng khái niệm “nơi làm việc” được đề cập trong bộ quy tắc là không chỉ bao hàm địa điểm cụ thể như nhà máy, văn phòng, mà còn có thể hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm những địa điểm liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội trong khuôn khổ công việc (tiệc chiêu đãi, đón tiếp...), hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, các bữa ăn liên quan đến công việc, hội thoại trên điện thoại hay giao tiếp thông qua các phương tiện điện tử liên quan đến công việc...
Những hành vi mang tính chất QRTD xảy ra tại các bối cảnh kể trên cũng vẫn được xếp vào hành vi QRTD tại nơi làm việc.
Đại diện của một số tổ chức, hiệp hội và cán bộ phụ trách nữ công của liên đoàn lao động một số địa phương cũng đặt vấn đề với ban soạn thảo: “Tại sao bộ quy tắc chỉ đề cập đến phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp mà thiếu hẳn một khu vực rộng lớn là các công sở, văn phòng, cơ quan nhà nước?”.
Vấn đề này được ông Hà Đình Bốn giải thích theo hướng “vì đây chưa phải là một văn bản quy phạm pháp luật, do đó chưa thể quy định đầy đủ phạm vi áp dụng theo hướng bắt buộc mọi đối tượng đều phải thực hiện”.
Tuy nhiên, ông Bốn cho rằng dù bộ quy tắc mới chỉ đề xuất phạm vi áp dụng trong các doanh nghiệp, nhưng các cơ quan, tổ chức ở các môi trường làm việc khác hoàn toàn có thể tham khảo để giải quyết tình trạng QRTD, xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho mình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
- Ba loại cây giúp giảm stress ở nơi làm việc
- Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023
- Gợi ý cách chọn trang phục khi đi phỏng vấn
- Vinamilk dẫn đầu Top 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2022 của CareerBuilder
- 7 yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi tuyển dụng nhân viên
- VNPT tiếp tục vào Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021
- Vinamilk trở thành “Đối tác đồng hành” của Khảo sát nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
- Ba mũi nhọn trong chiến lược thực hiện mục tiêu kép của Vinamilk
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?