»

Thứ sáu, 22/11/2024, 07:45:27 AM (GMT+7)

Quấy rối tình dục công sở: Phạt 75 triệu!

(11:45:00 AM 31/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng… Đây là một trong những nội dung được quy định tại Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động.

 

 Quấy[-]rối[-]tình[-]dục[-]công[-]sở:[-]Phạt[-]75[-]triệu!
Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng (Ảnh minh họa)

 

Dự thảo Nghị định “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động" vừa được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra lấy ý kiến người dân.

 

Theo Nghị định này, hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng.

 

Mức phạt này cũng được áp dụng cho các hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật; Hành vi dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật; Hành vi sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

 

Trong khi đó, hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình hoặc giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động hoặc giữ giấy tờ tùy thân của người lao động lại chỉ bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

 

Bảo vệ sức khỏe lao động nữ

 

Dự thảo Nghị định cũng quy định nhiều mức phạt cho các hành vi vi phạm đến quyền lợi hợp pháp của lao động nữ, người giúp việc và trẻ vị thành niên.

 

Theo đó, hành vi không tham khảo ý kiến của đại diện lao động cho nữ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em trong doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

 

Hành vi không bảo đảm việc làm cũ khi lao động trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định của Bộ luật lao động; trả mức lương thấp hơn mức lương của công việc cũ trước khi người lao động nữ nghỉ thai sản trong trường hợp họ được bố trí việc làm khác cũng bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

 

Ngoài ra, hình phạt bổ sung sẽ buộc người sử dụng lao động phải đảm bảo việc làm cũ hoặc việc làm khác cho người lao động nữ nhưng với mức lương không thấp hơn so với mức lương của công việc cũ.

 

Việc không lập sổ theo dõi; kiểm tra sức khỏe định kỳ; lạm dụng sức lao động của người lao động chưa thành niên; không xuất trình sổ theo dõi người lao động chưa thành niên khi thanh tra viên lao động yêu cầu cũng sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

 

Theo quy định tại Dự thảo, hành vi sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn; có thai; nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi trong trường hợp doanh nghiệp không chấm dứt hoạt động sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 60 triệu đồng.

 

Bắt "đặt cọc" tiền cũng sẽ bị phạt

 

Tại dự thảo Nghị định, hành vi giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động cũng sẽ bị phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

 

Việc yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động cũng sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

 

Hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá thời gian quy định tại Điều 27 của Bộ luật Lao động sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động.

 

Nếu trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó cũng bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động.

 

Còn nếu không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động dự kiến bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.

 

Trong khi đó, hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động.

 

Dự thảo quy định, hành vi không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của Bộ luật Lao động bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng.

 

Hành vi trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động.

 

Hành vi trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động bị cảnh cáo và phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Việc huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động sẽ phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 35 triệu đồng.

 

Dự thảo cũng quy định sẽ xử phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi không cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc; nghỉ hàng tuần; nghỉ chuyển ca; nghỉ hàng năm; nghỉ lễ, tết; nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật.

Theo Tuệ Khanh (VnMedia)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quấy rối tình dục công sở: Phạt 75 triệu!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI