»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:10:46 PM (GMT+7)

Đại biểu quốc hội muốn mặc quần soóc đi làm là ai?

(20:30:01 PM 20/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Bác Hồ vận quần soóc tiếp khách quốc tế, nam nữ chiến sĩ Giải phóng quân từ chiến khu về Thủ đô đều mặc quần soóc.

Nhà sử học Dương Trung Quốc mặc quần soóc đi họp

Nhà sử học Dương Trung Quốc bắt đầu câu chuyện với PV bằng đề xuất của một vị Thủ tướng Nhật Bản cách đây ít lâu, kêu gọi cởi cái cà vạt cho bớt nóng.

 

Nhà sử học Dương Trung Quốc đã từng mặc quần soóc đi họp.  


“Điều này khiến mình nghĩ liệu có thể cởi thêm cái gì nữa không? Tôi gợi ý nên trở lại với cái quần ống ngắn (gọi theo kiểu phiên âm của người Tây là cái quần soóc) của cánh đàn ông”, ông Quốc nói.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng có vài lần mặc quần soóc đến cuộc họp, cơ quan, công sở... Ông Quốc cho biết, ông luôn gặp phải sự e ngại, bởi nhiều người không biết mặc quần soóc như vậy bị cấm không.  

Theo nhà sử học, những ai có ký ức về thời trước cách mạng đều biết rằng vận quần ống ngắn mùa hè rất phổ biến, không chỉ đối với giới trẻ năng động mà với cả lớp người cao tuổi. Cái quần soóc không chỉ là đồ thể thao hay mặc khi đi chơi mà còn trở thành sắc phục của công chức trong một số ngành nghề.

Đến khi cách mạng thành công, cảnh sát của chế độ mới mặc quần ống ngắn đạp xe tháp tùng chiếc ô tô của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Quảng trường Ba Đình để đọc Tuyên ngôn Độc lập. Anh chị em lặn lội từ chiến khu về Hà Nội cũng được vận bộ quân phục mới do người Hà Nội may sắm để dự lễ điểm binh, lấy cái quần ngắn ống để tôn thêm cái vẻ đẹp mạnh khoẻ của đội quân cách mạng.

Cụ Hồ cũng vận quần soóc tiếp khách quốc tế cho dù dấu ấn của tuổi tác cũng như đau ốm trên chiến khu để lại trên đôi chân vạn dặm của mình. Hơn thế, Cụ mặc quần soóc nhưng lại khoác veston theo một kiểu cách thời thượng của dân Hà Thành xưa.

“Nhưng vì sao đến nay không thấy ai mặc thứ quần ngắn ống ấy như một thứ trang phục được coi là nghiêm chỉnh mà chỉ được coi là thứ đồ dành cho giới trẻ, chỉ được dùng trong sinh hoạt thể thao hay chí ít là ngoài công sở”, ông Quốc nói.

Phù hợp với khí hậu Việt Nam


Theo ông Dương Trung Quốc, quần soóc tiện dụng, thoải mái, kích thích năng động... do đó cần được quan tâm, nhất là ở nước nhiệt đới như Việt Nam.

“Không phải suồng sã lúc nào cũng mặc quần soóc, ví dụ như đến đám ma, đám cưới... không nên mặc. Tuy nhiên, nên coi mặc quần soóc là chuyện bình thường, không nên coi quần soóc chỉ để mặc đi chơi”, ông Quốc bày tỏ quan điểm.

Ngoài ra, mặc quần soóc còn giúp con người ý thức hơn về sự tiết kiệm. Ông Quốc nhấn mạnh đề xuất của một vị Thủ tướng Nhật Bản, tháo cà vạt cho bớt nóng. Đề xuất này nhằm giảm bớt nhu cầu sử dụng máy lạnh tại công sở, góp phần giảm bớt sự tiêu hao năng lượng. Thậm chí Nhật Bản cũng quy định máy lạnh công sở không được thấp dưới 28 độ.

ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng: Nước giàu có như Nhật Bản mà ý thức tiết kiệm cao như vậy, có đáng để chúng ta lưu tâm?

Ông Dương Trung Quốc cho biết, khi ông đặt vấn đề liệu có thể coi quần soóc là một thứ thời trang công sở mùa hè hay không, đại đa số bày tỏ sự tán đồng.

“Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng đó là một thứ trang phục “thiếu đứng đắn”, thậm chí còn sẵng giọng mắng người đề xướng dỗi hơi nêu chuyện dở hơi… Có lẽ vì thế mà chẳng thấy nhà thiết kế thời trang hay buổi trình diễn thời trang nào quan tâm đến cái quần ống ngắn này”, ông Dương Trung Quốc bày tỏ. 

 

(Theo Khám phá)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Đại biểu quốc hội muốn mặc quần soóc đi làm là ai?

  • trilacviet (16:34:11 PM 09/09/2013)Ủng hộ

    Hoan hô ý kiến đề xuất quyền mặc quần soóc, và thời trang soóc ở công sở vì rất phù hợp với nhiệt độ oi bức của mùa hè ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam... trong những ngày oi bức mà nhìn mấy ông ăn vận đồ lớn oai phong lẫm lẫm đi ngoài đường phố có nhiệt độ 38 đến 39 độ C thì thú thật là tôi không biết "đó là người hay là lợn... đang tập làm người". Thứ gì thì cũng cần hội đủ Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà, việc đề xuất quần soóc được ra vào công sở chúng ta đã có đủ Thiên thời - Địa lợi... chỉ còn thiếu Nhân hoà. Nếu phụ nữ được mặc váy đầm ở công sở thì tại sao đàn ông không thể được mặc soóc ở công sở? Khi Chủ tịch HỒ CHÍ MINH đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 02 - 09 - 1945 thì hàng rào danh dự là hàng rào ăn vận lễ phục cấp Quốc gia đều sử dụng Trang phục Đại lễ là quần soóc! Tôi cho rằng Áo dài - Đồ lớn sang trọng dứt khoát là phải có để sử dụng các Đại lễ, các ngày Chào cờ hàng tuần, các giao tiếp trang trọng... hoặc thăm viếng các Nghĩa trang Liệt sỹ... và đi HỌP QUỐC HỘI... vì đi HỌP QUỐC HỘI không phải là đi làm "lao động phổ thông" ; còn trong thường nhật, các cơ quan nên xem xét quần soóc cũng như váy đầm, ở đâu trong các cơ quan hành chính hay các cuộc họp dân phố, cựu chiến binh... đàn bà được mặc váy đầm thì ở đó đàn ông cũng nên được mặc soóc. Tôi đồng ý với thời trang Soóc công sở... có nghĩa là phải có dây lưng cùng áo ngắn tay bỏ trong quần, nhưng tôi không chấp nhận ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI đi HỌP QUỐC HỘI trong thời trang "Soóc Quốc hội" vì các người đang mang sứ mệnh đại diện cho cả một dân tộc... mỗi lần tôi thấy một Đại biểu Quốc hội nào đó phát biểu mà "hình thức xộc xệch... đầu tóc... tởm quá" thì tôi lại nghĩ đến một cặp phạm trù trong Tiết học là "nội dung - hình thức" đang bị... phủ định. Hoan hô thời trang "Soóc... ở Công sở - Uỷ ban - Các cơ quan hành chính..." vì phù hợp với môi trường THIÊN - ĐỊA, nhưng kịch liệt đả đảo thời trang "Soóc... Quốc hội" vì đó là hành vi xúc phạm - phỉ báng vào lòng tin yêu của nhân dân... mỗi một lần Quốc hội họp nhân dân vẫn coi như đó là đang có thêm một lần "hội nghị Diên Hồng", chỉ có những thằng điên mới có đủ can đảm mặc Soóc đi họp Quốc Hội. trilacviet@gmail.com

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đại biểu quốc hội muốn mặc quần soóc đi làm là ai?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI