Con số sự kiện
Tác giả công trình khoa học được giữ 30% lợi nhuận
(09:47:45 AM 12/04/2013)Hình ảnh minh họa
Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến góp ý của các Đoàn Đại biểu Quốc hội và các chuyên gia, Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh sửa 5 vấn đề lớn.
Đó là các vấn đề tổ chức Khoa học và Công nghệ; cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và các biện pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; đầu tư và cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ; phân chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách và về Danh hiệu vinh dự Nhà nước.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, một trong những điểm mới của dự thảo là đã làm rõ cơ chế phân chia lợi nhuận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ với việc quy định lợi nhuận thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được chia cho tác giả tối thiểu 30%; phần còn lại được phân chia giữa chủ sở hữu, cơ quan chủ trì, người môi giới và giao Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ này.
Liên quan đến vấn đề thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng nên quy định theo hướng Chính phủ có thẩm quyền thành lập tổ chức khoa học và công nghệ cấp quốc gia vì Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ nên các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Quốc hội, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam...cũng phải do Chính phủ thành lập nhưng đặt dưới quyền quản lý của các cơ quan nêu trên.
Tuy nhiên theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và nhiều ý kiến khác, Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần làm rõ hơn về tiêu chí xác định, phân loại các tổ chức khoa học và công nghệ "cấp quốc gia” cả về quy mô, tầm cỡ...từ đó mới xác định được thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập cho phù hợp.
Về đề xuất quy định danh hiệu Nhà khoa học ưu tú, nhà khoa học nhân dân, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, không nhất thiết quy định nội dung này trong Dự thảo Luật này mà để các văn bản pháp luật khác quy định. Nhiều ý kiến cũng nhất trí với việc không cần thiết phải quy định về Viện hàn lâm khoa học thành một điều riêng trong Dự thảo Luật.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.