Con số sự kiện
Mỗi năm, TP.HCM trả nợ chống ngập 4.250 tỉ đồng
(22:27:12 PM 09/07/2015)
Trung bình mỗi năm ngân sách TP.HCM bố trí khoảng 1.000 tỉ đồng để chống ngập. Ảnh: TRUNG THANH
Thông tin trên được thể hiện trong báo cáo tóm tắt về giải quyết ngập khu vực TP.HCM - có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (BĐKH), dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, nguyên nhân khách quan dẫn đến ngập là do BĐKH làm lượng mưa tăng cao và đỉnh triều cũng tăng đột biến. Bên cạnh đó, quy hoạch cũ của đô thị Sài Gòn ( trước năm 1975) chỉ đáp ứng quy mô dân số 2 triệu người giờ dân số đã hơn 10 triệu người … nên không đáp ứng được nhu cầu thoát nước.
Về nguyên nhân chủ quan, UBND TP nhìn nhận, công tác quản lý còn hạn chế, công tác dự báo cũng chưa lường kết được về BĐKH… Cụ thể, trước đây, thông số đầu vào để lập quy hoạch thoát nước là vũ lượng mưa tối đa trong ba giờ là 95,91mm. đỉnh triều là 1,32 m. Thế nhưng do BĐKH, trong những năm qua có nhiều trận mưa chỉ xảy ra trong 60 phút nhưng vũ lượng mưa đã đạt tới 100-122mm và đỉnh triều đạt tới 1,68m.
Với diễn biến về mưa và triều cường như trên, hiện nay, thông số thiết kế theo quy hoạch đã không còn phù hợp so với tình hình thực tế. Hậu quả dẫn đến một số tuyến cống mới đầu tư trong thời gian qua cũng đã trở nên quá tải…
Theo thống kê, chỉ tính trong vòng 10 năm qua, TP đã bỏ ra khoảng 24.300 tỉ đồng để thực hiện các dự án chống ngập như nạo vét - cải tạo kênh rạch, xây dựng hệ thống thoát nước (Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách khoảng 9.000 tỉ đồng, vốn vay ODA khoảng 15.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, các dự án này cũng chỉ mới tạo được ra được khoảng 1,2% khối lượng công việc theo quy hoạch chống ngập.
Dự tính, để thực hiện các dự án chống ngập cho khu vực rộng 550 km2 (gồm lưu vực trung tâm TP, phía Bắc, phía Tây, một phần Đông Bắc và Đông Nam), trong giai đoạn 2016-2020, TP.HCM cần huy động khoảng 66.820 tỉ đồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.