Con số sự kiện
Đã có 3.700 người chết, thủ đô Nepal dịch chuyển 3m
(18:21:33 PM 27/04/2015)Một con đường nứt toác ở Kathmandu vì động đất - Ảnh: AFP
Theo báo Sydney Morning Herald, nhà địa chất học nổi tiếng Roger Bilham thuộc ĐH Colorado (Mỹ) mô tả trận động đất Nepal như sau: “Một mảng vỏ trái đất khổng lồ, dài khoảng 120 km và rộng 60 km, đã lao 3m về phía nam trong 30 giây. Ở trên mảng vỏ trái đất đó là thành phố Kathmandu và hàng triệu cư dân Nepal”.
Chuyên gia Bilham cho biết tâm chấn của trận động đất không quá sâu và nằm rất gần thủ đô Kathmandu, nên đã gây hậu quả khủng khiếp. “Động đất xảy ra ngay dưới thành phố, đây là trường hợp xấu nhất xảy ra” - chuyên gia Bilham nhấn mạnh.
Trốn chạy khỏi Kathmandu
Hiện tại, số người thiệt mạng do động đất tại Nepal đã vượt qua ngưỡng 3.700 người. Tuy nhiên các chuyên gia dự báo số người chết sẽ còn tiếp tục gia tăng.
“Sự phá hủy xảy ra khắp cả Nepal và chúng ta vẫn chưa đánh giá hết được mức độ thiệt hại” - nhà địa chất học Susan Hough của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, bi quan cho biết.
Theo Reuters, hiện hàng nghìn người Nepal bắt đầu di dời khỏi thủ đô Kathmandu do lo ngại nguy cơ dư chấn sẽ khiến các tòa nhà còn lại sụp đổ. Các con đường di ra khỏi thành phố này đang chật cứng người và xe cộ.
Dòng người xếp hàng chờ lên máy bay ở sân bay Kathmandu cũng dài dằng dặc. Rất nhiều người cho biết đã phải ngủ ngoài trời từ hôm thứ bảy vì nhà cửa sụp đổ hoàn toàn. “Chúng tôi đang trốn chạy. Làm sao chúng tôi sống ở đây được nữa. Tôi có con nhỏ, không thể cứ di tản chúng khỏi nhà vào lúc nửa đêm” - cô Krishna Muktari, than thở.
Nhà chức trách Nepal đang gồng mình ứng phó với tình trạng thiếu nước ngọt và thực phẩm tại Kathmandu cũng như nguy cơ bệnh truyền nhiễm. Rất nhiều người bị thương và bị bệnh hiện đang phải nằm ngoài trời vì các bệnh viện đều đã quá tải.
“Không có điện cũng chẳng có nước. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là khôi phục lại điện và nước - Bộ trưởng Nội vụ Laxmi Prasad Dhakal khẳng định - Thách thức kế tiếp chính là thực phẩm. Hiện người dân không thể mua được đồ ăn”.
Nỗi đau chứng kiến người thân ra đi Ảnh: NBC
Một người đàn ông thắp nén nhang cuối cho người thân trước giờ tiễn biệt - Ảnh: NBC
Tái thiết: 5 tỷ USD
Từ hôm qua, người dân Nepal đã bắt đầu hỏa táng hàng trăm nạn nhân thiệt mạng vì động đất. Tại các bãi hỏa táng, khói đen bốc lên mù mịt, thân nhân của các nạn nhân đau đớn khóc than hoặc ngồi thẫn thờ, bất động vì nỗi đau quá lớn.
Ấn Độ điều 13 máy bay quân sự chở nhiều tấn hàng hóa và thực phẩm tới Nepal. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho biết một máy bay quân sự chở 70 chuyên gia cứu hộ đã khởi hành tới Nepal. Anh cũng đã vận chuyển hàng cứu trợ tới quốc gia Nam Á.
Tuy nhiên người dân Kathmandu cho biết hiện tại họ vẫn chưa nhận được hàng cứu trợ đáng kể nào. Nhiều chuyến bay chở hàng cứu trợ cũng không thể hạ cánh xuống sân bay Kathmandu do dư chấn khiến sân bay bị đóng cửa.
Theo AFP, nhà kinh tế Rajiv Biswas của hãng nghiên cứu IHS ước tính chi phí tái thiết đất nước Nepal lên đến 5 tỷ USD, tương đương 20% GDP nước này. Đến nay Ủy ban châu Âu (EC) đã huy động 3 triệu euro hỗ trợ khẩn cấp Nepal.
Khói lửa bốc lên mù mịt từ bãi hỏa thiêu các nạn nhân - Ảnh: NBC
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
- Đà Lạt đề xuất chặt hạ 108 cây thông ba lá để làm đường
- Thuê 222 ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp
- Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
- Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
- 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai
- Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1
- Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú
- Di dời và đốn hạ 453 cây xanh để làm tuyến metro số 2
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường