Thứ hai, 20/01/2025, 08:33:03 AM (GMT+7)

Kinh nghiệm của Nhật Bản về khắc phục hậu quả sau thảm họa thiên tai

(08:31:35 AM 24/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Tiếp tục chuỗi Hội thảo truyền hình trực tuyến “Bài học từ Thảm họa thiên tai”, ngày 23/4, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) phối hợp với nhóm Quản lý Rủi ro Thiên tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tổ chức Hội thảo “Ứng phó với thảm họa thiên tai”, nhằm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng quốc tế những bài học kinh nghiệm ứng phó với động đất và sóng thần.

Ảnh minh họa

Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học, học giả và các nhà quản lý thuộc châu Á Thái Bình Dương như Nhật Bản, Trung Quốc, Colombia, Việt Nam, Indonesia...


Các đại biểu dự hội thảo tập trung thảo luận về các vấn đề ứng phó khẩn cấp khi xảy ra động đất, sóng thần, đó là làm thế nào để bảo toàn mạng sống cho người dân? Đặc biệt là công tác khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai; vấn đề cung ứng sản xuất, viễn thông ngừng trệ...từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có thể ứng phó với thiên tai trong tương lai.


Ông MaKoTo OKumora, chuyên gia nghiên cứu về thiên tai Nhật Bản chia sẻ: Sau khi xảy ra thiên tai, cần thiết lập các kho hàng hóa cứu trợ, thống kê dân số ở khu vực đó để làm tốt vấn đề cứu trợ và hệ thống chuyên trở; tận dụng các sân vận động, khoảng trống để dự trữ hàng cứu trợ; thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng cơ sở dữ liệu, sử dụng tàu chở hàng, tàu biển cùng nhiều phương tiện khác nhau để cứu trợ kịp thời đến người dân, đồng thời hợp tác giữa các địa phương để phòng tránh thiên tai trên diện rộng.



Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thiên tai, bão lụt, sạt lở, trượt đất liên tiếp xảy ra, mức độ thiệt hại ngày càng tăng và ngày càng bất thường.



Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, cần phải có cơ quan quản lý thu thập các thông số về thủy triều, địa chất, địa hình, thiên tai, từ đó có thể đo được độ cao của sóng thần và tình hình động đất, thông báo với người dân để chuẩn bị lương thực dài ngày, sơ tán kịp thời người dân ra khỏi vùng xảy ra thiên tai, giảm tối đa thiệt hại về người và của.

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kinh nghiệm của Nhật Bản về khắc phục hậu quả sau thảm họa thiên tai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI