Chủ nhật, 24/11/2024, 03:25:53 AM (GMT+7)

Không để tái chế rác tràn lan

(23:08:36 PM 28/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Tái chế rác hợp vệ sinh, tạo ra nhiều sản phẩm có ích hơn cho xã hội là khâu cuối cùng và cũng là mục đích lớn nhất trong toàn bộ chương trình phân loại rác từ nguồn của TPHCM.

 

Ảnh minh họa

Tại TPHCM việc tái chế rác thải đã được thực hiện từ nhiều chục năm nay. Từ những người đi mua ve chai, chất thải có thể tái chế như túi nylon, nhựa các loại, giấy vụn, chai lọ đã qua sử dụng… đã được các cơ sở tái chế mua lại và… tái chế. Có một lịch sử lâu đời như thế nhưng hoạt động tái chế chất thải của TPHCM đa phần đều rất manh mún và lạc hậu.

 

Một thống kê của Quỹ Tái chế TPHCM cho thấy, đa phần các cơ sở tái chế chỉ có quy mô đầu tư khoảng vài trăm triệu đồng, hệ thống xử lý nước thải, khí thải… gần như hoàn toàn không có. Các cơ sở tái chế chất thải đáng lẽ phải là các cơ sở bảo vệ môi trường thì ngược lại, chúng đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng cho thành phố, đặc biệt những cơ sở tái chế chất thải nguy hại như pin, bình ắc-quy, dầu nhớt… mà không đủ điều kiện chuyên môn cũng như máy móc.

 

Rất nhiều các cơ sở loại này đã bị chính quyền địa phương xử lý, bắt đóng cửa nhưng một bộ phận không nhỏ vẫn tồn tại. Thậm chí, các cơ sở còn qua mặt ngành chức năng bằng cách khi bị phát hiện gây ô nhiễm thì đóng cửa và chuyển qua vị trí mới…

 

Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM cho biết, sở đã đề xuất với UBND TPHCM sớm có quy định chấn chỉnh bất cập nêu trên. Chỉ những đơn vị đủ năng lực chuyên môn, đầu tư được những nhà máy tái chế hiện đại, vừa bảo vệ môi trường, vừa có phương án tái chế hiệu quả nhất mới được phép tồn tại.

 

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín đã cơ bản đồng ý với đề xuất của Sở Tài nguyên - Môi trường. Đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động tái chế và công tác bảo vệ môi trường của thành phố. Trước đây, đã có nhiều ý kiến lo ngại rằng việc thu gom các đơn vị tái chế nhỏ lẻ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng ngàn lao động trong các cơ sở ấy. Điều đó không sai nhưng… không chính xác bởi lợi ích, môi trường sống của cả cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu.

 

Hơn nữa, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người đi thu lượm ve chai chắc chắn sẽ không bị ảnh hưởng bởi thay vì bán ve chai cho các cơ sở tái chế không hợp vệ sinh, họ có thể bán cho các nhà máy đủ điều kiện hoạt động. Còn người lao động trong các cơ sở tái chế cũ, có thể xin làm việc tại các nhà máy tái chế mới nếu họ có tay nghề.

 

TÂM ĐỨC (SGGP)
Từ khóa liên quan: tái chế, rác, tràn lan
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không để tái chế rác tràn lan

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI