Chủ nhật, 24/11/2024, 00:32:15 AM (GMT+7)

Đổi đời từ khi có nước sạch

(08:38:31 AM 02/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- "Đời sống đồng bào không ngừng được cải thiện do kinh tế - xã hội phát triển kể từ khi bản làng có nước sinh hoạt hợp vệ sinh và có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hợp lý" - Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Thào Xuân Thành khi nhắc tới hiệu quả to lớn từ Chương trình nước sạch của Chính phủ cho đồng bào vùng cao quê ông.

Ảnh minh họa

Xã Bản Phố (Bắc Hà) có 11 thôn, với gần 650 hộ, trên 3.000 nhân khẩu. Trước đây, mỗi buổi chiều, trong thôn lại diễn ra cảnh nhà nhà, người người lục đục băng rừng hàng km để gùi nước, người gùi khỏe nhất một chuyến cũng chỉ mang được một can 20 lít nước suối về sử dụng. Nhà nhiều nhân lực thì cắt cử hẳn một người chuyên lo khâu lấy nước, nhà neo lao động và bận con nhỏ như nhà anh Thào Seo Vần thì phải thức khuya, dậy sớm lo đủ nước sinh hoạt trong ngày mới dám lên nương hoặc ra đồng sản xuất, nên hầu hết các gia đình trong thôn phải đến hơn 21giờ mới được ăn cơm, ảnh hưởng đến giờ học của con trẻ. Đó là chưa kể chất lượng nguồn nước phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nắng thì nước suối còn trong, khi có mưa thì nước đục ngầu không đảm bảo vệ sinh.


Theo ông Thào Xuân Thành, ngày nay, xã Bản Phố không còn cảnh đi gùi nước nữa, nước máy đã về đến từng thôn xóm, thậm chí từng nhà. Nhờ có nước sạch, người già, trẻ em trong thôn ít bị những bệnh về đường tiêu hóa, đau mắt, bệnh ngoài da... như trước đây. Đến thăm gia đình bác Giàng Seo Dín, dân tộc Mông, trong căn nhà gỗ nằm ven suối, mái lợp bằng prô xi-măng, bác Dín cho biết: "Nhà tôi đã sử dụng nước sạch được một thời gian, chúng tôi chỉ mất kinh phí đi mua ống nước để kéo nước từ đường ống chính vào nhà thôi. Hiện nay, sáu người trong gia đình không còn phải dùng nước suối ô nhiễm như trước đây nữa. Điều đáng mừng cho bà con dân tộc Mông tại xã Bản Phố này là được sử dụng nước hợp vệ sinh mà không phải trả tiền, ơn Đảng và Chính phủ lắm. Vì vậy chúng tôi bảo nhau phải tự bảo vệ công trình cấp nước và hăng hái trồng cây, bảo vệ rừng để có nguồn nước sử dụng lâu dài như lời cán bộ dặn".


Công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Bản Phố (Bắc Hà) là một trong số hơn 700 công trình cấp nước tự chảy có hiệu quả rõ nét nhất tỉnh Lào Cai. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng mới được trên 100 công trình tự chảy tập trung và hơn hai nghìn công trình nước sinh hoạt nhỏ lẻ hộ gia đình với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 60 tỷ đồng. Tỉnh đã có hơn 90 nghìn gia đình được cấp nước bằng công trình hợp vệ sinh, chiếm gần 90%; hơn 65% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh và 56% số hộ dân nông thôn có chuồng trại và công trình xử lý chất thải chăn nuôi hợp vệ sinh; 47,5% số trường học, điểm trường có nhà vệ sinh xây kiên cố; 86,6% số trạm y tế đã có công trình cấp nước và vệ sinh kiên cố.


Tuy nhiên, việc đưa nước sạch về với nông dân vùng nông thôn Lào Cai hiện còn gặp không ít vướng mắc. Những công trình quy định nhân dân đóng góp một phần kinh phí để xây dựng gặp khó khăn trong việc huy động đóng góp, làm chậm tiến độ xây dựng. Hơn nữa, nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường của một bộ phận nhân dân trong tỉnh còn hạn chế, nên việc thực hiện xã hội hóa công tác nước sạch và vệ sinh môi trường hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện báo cáo tiến độ định kỳ của một số chủ đầu tư chưa nghiêm túc, gây khó khăn cho việc điều hành, nhất là những công trình phân cấp cho xã làm chủ đầu tư. Tại một số xã như Minh Lương, Nậm Xây, Nậm Xé huyện Văn Bàn, do dùng các chất hóa học khai thác khoáng sản trái phép đã làm ô nhiễm nguồn nước, khiến một số công trình cấp nước xây xong không thể sử dụng.


Trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, Lào Cai đưa mục tiêu cấp nước sinh hoạt của người dân thành một trong những chỉ tiêu phấn đấu hàng đầu. Tỉnh khuyến khích các địa phương, tổ chức cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường và trồng rừng; đồng thời kiên quyết xử lý dứt điểm những tổ chức cá nhân phá rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản làm suy kiệt và ô nhiễm nguồn nước. Tỉnh tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ khai thác và sử dụng các công trình cấp nước có hiệu quả, phấn đấu trước năm 2015 có 100% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đổi đời từ khi có nước sạch

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI