Thế giới có nguy cơ không đạt mục tiêu ngăn nhiệt độ Trái Đất tăng cao
(10:05:45 AM 23/09/2014)
Nhóm các nhà khoa học quốc tế đưa ra cảnh báo này trong báo cáo mang tên "Dự án Carbon toàn cầu" công bố trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu, chính thức khai mạc ngày 23/9 tới ở thành phố New York (Niu Yooc, Mỹ).
Báo cáo cho biết lượng khí CO2 thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng tăng 2,3%, lên mức kỷ lục trên 36 tỷ tấn trong năm ngoái và có thể tăng thêm 2,5% trong năm nay, đồng nghĩa "hạn ngạch" khí CO2 được phép thải vào không khí đang bị sử dụng quá nhanh. Các tác giả báo cáo nhấn mạnh với tốc độ thải khí CO2 hiện nay, phần "hạn ngạch" còn được phép sử dụng trước khi Trái Đất nóng thêm 2 độ C sẽ "cạn kiệt" trong khoảng 30 năm nữa, tức là một thế hệ.
Cũng theo báo cáo trên, mỗi giây, bầu khí quyển lại nhận thêm 2,9 triệu kg CO2, trong khi tổng lượng khí thải độc hại này trong tương lai không được phép vượt quá 1.200 tỷ tấn mới có cơ hội (66%) giữ cho Trái Đất không nóng lên quá 2 độ C so với khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp (năm 1750). Ông Glen Peter (Glen Pi-tơ), nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khí hậu và môi trường quốc tế của Na Uy cho rằng chỉ khi lượng khí thải CO2 giảm 7%/năm thì thế giới mới có thể giữ được "ngưỡng" an toàn, song đáng tiếc là mức cắt giảm này chưa từng có tiền lệ.
Báo cáo còn cho biết 3 nước có lượng khí thải CO2 tăng mạnh nhất là Ấn Độ với 5,1%, Trung Quốc 4,2% và Mỹ 2,9%, trong khi chỉ hơn 20 nước cắt giảm khí CO2 trong năm ngoái, đứng đầu là các nước Liên minh châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha.
Các nước thành viên LHQ đã nhất trí hành động để ngăn không cho Trái Đất nóng thêm 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, song không ấn định thời gian đạt mục tiêu này. Hội nghị New York được xem là cơ hội tạo sự thúc đẩy về chính trị nhằm đạt được mục tiêu này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).