Tầng ozone chỉ phục hồi sau 40 năm nữa
(19:16:14 PM 18/09/2012)Lỗ thủng ozone lớn nhất ở Nam Cực từ trước đến nay vào tháng 9/2000. Ảnh: Wikipedia. |
Xinhua dẫn lời ông Geir Braathen, một chuyên gia thuộc WMO, nói rằng, trong thập kỷ qua, tầng ozone bình lưu tại vùng Bắc Cực và Nam Cực cũng như trên toàn cầu không giảm thêm, nhưng nó vẫn chưa thật sự phục hồi.
Theo nhận định của giới khoa học, vào giữa thế kỷ này tầng ozone ngoài vùng địa cực sẽ phục hồi so với mức độ trước năm 1980, nhưng ở Nam Cực quá trình phục hồi cần nhiều thời gian dài hơn.
Lượng khí làm suy giảm ozone trong tầng bình lưu ở Nam Cực đạt mức tối đa vào năm 2000 và hiện mới đang giảm khoảng 1%/năm.
Giới chuyên gia cho rằng, xu hướng giảm xảy ra nhờ Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, văn kiện được ký kết vào ngày 16/9/1987. Nghị định này góp phần cắt giảm sản xuất và tiêu thụ ozone, loại bỏ dần các hóa chất phá hủy tầng ozone.
Theo bản tin "Ozone Nam Cực" mà WMO phát hành cuối tuần qua, lỗ thủng ozone phía trên Nam Cực nhỏ hơn so với thời điểm năm ngoái, nhưng lớn hơn so với năm 2010.
Từ năm 1979 đến năm 1990 lượng ozone trong tầng bình lưu đã giảm khoảng 5%. Vì lớp ozone ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại, không cho chúng xuyên qua bầu khí quyển trái đất, tình trạng ozone suy giảm đang trở thành một mối quan tâm của dư luận toàn cầu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).