»

Thứ năm, 21/11/2024, 15:47:22 PM (GMT+7)

Nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong năm 2014 lên mức kỷ lục

(10:29:56 AM 10/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Nồng độ khí CO2 và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác trong khí quyển đã lên mức kỷ lục mới trong năm 2014, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của muôn loài trên Trái Đất.

Nồng[-]độ[-]khí[-]gây[-]hiệu[-]ứng[-]nhà[-]kính[-]trong[-]năm[-]2014[-]lên[-]mức[-]kỷ[-]lục

Nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong năm 2014 lên mức kỷ lục -Ảnh minh họa: TL

 

Cảnh báo trên được đưa ra ngày 9/11 trước thềm Hội nghị Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) diễn ra tại Paris (Pháp) vào cuối tháng này.


Trong báo cáo hàng năm về lượng khí thải tích tụ trong không khí gây hiện tượng ấm lên toàn cầu, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của LHQ cho biết trong năm ngoái, nồng độ các khí CO2, methane và NO2 đã "phá" kỷ lục. Cụ thể, trong năm 2014, nồng độ khí CO2 có trong khí quyển đã tăng lên 397,7 phần triệu (ppm), cao hơn 143% so với năm 1750. Với tốc độ này, nồng độ khí CO2 có thể vượt ngưỡng 400 ppm trong năm 2016. Năm ngoái cũng ghi nhận nồng độ khí methane đạt mức kỷ lục 1.833 ppm, cao hơn 254% so với mức trước năm 1750. Trong khi đó, khí NO2, loại khí có tác động đến môi trường lớn hơn 300 lần so với khí CO2 và cũng có khả năng phá hủy tầng ozone (ô-dôn), cũng có nồng độ trong khí quyền đạt 327,1 ppm, cao hơn 121% so với mức tiền công nghiệp.


Trong một tuyên bố, người đứng đầu WMO Michel Jarraud (Mi-sen Gia-rốt) thừa nhận cứ mỗi năm, báo cáo của WMO lại ghi nhận kỷ lục mới về nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính có trong khí quyển. Theo ông, khí CO2 - thủ phạm chính khiến nhiệt độ Trái Đất tăng cao, có thể tích tụ trong khí quyển qua hàng trăm năm và thậm chí còn lâu hơn khi ở trong các đại dương, gây nên sự tác động "dồn dập" lên hiện tượng nóng lên của Trái Đất và tình trạng đại dương bị a-xít hóa. Ông cảnh báo người dân trên thế giới sẽ sớm phải sống trong bầu khí quyển có nồng độ khí CO2 trên 400 ppm, đồng nghĩa nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng cao hơn; nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn; tốc độ băng tan nhanh hơn; mực nước biển dâng cao cũng như tình trạng a-xít hóa đại dương cũng trầm trọng hơn. Quan chức WMO đồng thời hối thúc các nước trên thế giới cần hành động "ngay lập tức" để hạn chế lượng khí thải trong bối cảnh còn có cơ hội giữ nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức độ kiểm soát được.


Trước đó, trong báo cáo công bố hồi đầu năm nay, WMO cho biết năm 2014 là năm nóng kỷ lục trong lịch sử và xu hướng ấm lên vẫn đang tiếp tục. Theo WMO, xu hướng này duy trì là do lượng khí thải nhà kính gia tăng trong khí quyển và nhiệt độ tại các đại dương cũng ngày càng cao. WMO cho rằng khoảng 93% năng lượng dư thừa bị "mắc kẹt" trong khí quyển do các loại khí thải nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động khác của con người tác động đến các đại dương. Chính vì vậy, nhiệt độ bề mặt biển toàn cầu lên mức kỷ lục trong năm 2014.


Tại COP21 sắp tới, 195 nước thành viên LHQ sẽ thảo luận biện pháp để có thể giữ nhiệt độ Trái Đất từ nay đến năm 2100 chỉ tăng tối đa 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Giải pháp hiệu quả nhất là giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

TIN MÔI TRƯỜNG (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong năm 2014 lên mức kỷ lục

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI