»

Thứ năm, 21/11/2024, 12:00:08 PM (GMT+7)

NASA phóng vệ tinh theo dõi khí thải nhà kính

(15:01:02 PM 02/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang nỗ lực phóng một vệ tinh được chế tạo để theo dõi cacbon dioxide (CO2), loại khí thải nhà kính hàng đầu được cho là nguyên nhân chính làm toàn cầu ấm lên.


Vệ tinh OCO-2 đã sẵn sàng trên bệ phóng - Ảnh: NASA



Theo kế hoạch ban đầu, vệ tinh OCO-2 sẽ được phóng vào ngày 1-7 (theo giờ địa phương) nhưng bị hoãn vào phút chót sau khi các kỹ sư phát hiện có trục trặc kỹ thuật. Dự kiến vệ tinh được phóng lại vào cuối hôm nay 2-7 từ căn cứ không quân Vandenberg ở California. Trước đó vào năm 2009 và 2011, NASA từng hai lần phóng vệ tinh theo dõi khí cacbon nhưng không thành công do trục trặc tên lửa.

Theo AP, lần này NASA chuyển sang dùng một tên lửa khác là Delta 2 để phóng vệ tinh nhưng lại gặp sự cố ở hệ thống dẫn nước tới bệ phóng, khiến các kỹ sư phải hoãn phóng OCO-2 để sửa chữa.

Các kỹ sư cho biết thời gian phóng vệ tinh này rất ngắn, chỉ 30 giây, và khoảng thời gian này cần được tính toán chính xác để vệ tinh có thể gia nhập A-Train, một chùm gồm năm vệ tinh quan sát Trái đất khác.

(Theo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: NASA phóng vệ tinh theo dõi khí thải nhà kính

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI