Mục tiêu cắt giảm khí thải toàn cầu - Cái chết được ấn định trước
(08:58:34 AM 09/12/2011)
Theo hãng tin BBC, thời gian đầu của các phiên thảo luận kéo dài gần 1 tuần đề cập đến việc gia hạn Nghị định thư Kyoto đã rơi vào bế tắc khi các quốc gia không thể tìm được tiếng nói chung. Các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ kiên quyết không muốn thực hiện bất kỳ cam kết cho đến khi các nước lớn như Mỹ cũng có những cam kết tương tự. Lý giải cho sự kiên quyết này, một số chuyên gia khí hậu cho rằng 3 quốc gia trên không muốm kìm hãm đà phát triển kinh tế cho đến năm 2015.
Kết quả đàm phán đã cho thấy “một cái chết được báo trước” của Nghị định thư Kyoto khi nhiều nhận định cho rằng COP-17 là cơ hội cuối để cứu Nghị định thư về biến đổi khí hậu duy nhất trên thế giới vào thời điểm này.
Mỹ hiện chưa cam kết đóng góp cho quỹ này, trong khi nhiều chuyên gia tại COP- 17 nhận định rằng việc mỗi năm huy động các quốc gia phát triển đóng góp cho Quỹ khí hậu xanh tới 100 tỷ USD sẽ là không tưởng, việc vận động đóng góp được 10 tỷ USD cho quỹ này đã là thắng lợi.
Bà Tonya Rawe, nhà vận động chính sách cấp cao của CARE, một tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển hàng đầu thế giới, cho rằng đây sẽ là một thảm họa vì điều này sẽ tạo ra cả một thập kỷ dậm chân tại chỗ, không có một bước tiến nào trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Trong lúc COP-17 đang đi đến một kết quả thất bại thì những bản báo cáo về biến đổi khí hậu tiếp tục ghi nhận về những diễn biến xấu về thời tiết trong thời gian tới. Hãng tin CNN dẫn báo cáo từ Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, nhiệt độ Trái đất đã nóng lên nhanh chóng kể từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Năm 2011 cũng là năm có nhiệt độ cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).