»

Chủ nhật, 24/11/2024, 10:49:34 AM (GMT+7)

Lùn đi vì biến đổi khí hậu

(13:48:56 PM 28/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Tình trạng ấm lên toàn cầu có thể khiến con người lùn đi, sau khi các chuyên gia phát hiện chứng cứ cho thấy thay đổi khí hậu đã làm ngựa thoái hóa về kích thước.

Nếu con người vẫn tiếp tục cho rằng chẳng có gì phải làm ầm ĩ trước tình trạng ấm lên toàn cầu do khí thải nhà kính, giới chuyên gia vừa đưa ra một giả thuyết gây sốc. Trên lý thuyết, có ít nhất một khả năng con người có thể phải đối mặt với viễn cảnh hóa thành “tí hon” nếu tình trạng ấm lên toàn cầu tiếp tục diễn ra. Nói cách khác, kích thước của các loài động vật có vú liên quan trực tiếp đến nhiệt độ của hành tinh xanh, và nhiệt độ bề mặt địa cầu càng ấm lên, các sinh vật càng lùn đi. Kết luận trên đã được rút ra trong cuộc nghiên cứu mới về Siferhippus sandae, loài ngựa nhỏ nhất từng có mặt trên trái đất.

 

Siferhippus sandae đã xuất hiện cách đây khoảng 56 triệu năm, và vẻ ngoài lúc đó của nó chẳng có điểm tương đồng gì với hậu duệ dũng mãnh và đẹp đẽ như hiện nay. Tổ tiên loài ngựa nặng không đến 5,5 kg. Tuy nhiên, trong khi chúng có cả một tương lai trải dài phía trước để thực hiện những bước tiến hóa vĩ đại, Siferhippus sandae đã chọn không đúng thời điểm để bước vào thế giới cổ đại. Nhiệt độ trên bề mặt trái đất tăng thêm 5,5 độ C trong giai đoạn “cực đại nhiệt cổ thủy tân” (PETM) cách đây 55 triệu năm. Giai đoạn PETM kéo dài trong 175.000 năm, và ảnh hưởng sinh học diễn ra nhanh hơn địa chất. Hậu quả là nhiều loài sinh vật đối mặt với cú sốc có thể hủy diệt toàn bộ giống loài. Một số loài diệt vong và các loài mới xuất hiện. Còn Siferhippus sandae lại chọn một cách dường như không tưởng. Chúng hy sinh một phần cơ thể bằng cách thu nhỏ 30% kích thước xuống còn 3,9 kg, tức chỉ cỡ con mèo nhà, trong 130.000 năm đầu của PETM, theo báo cáo do Đại học Florida và Nebraska (Mỹ) đăng trên chuyên san Science. Sau đó, chúng tăng lên khoảng 7 kg trong 45.000 năm kế.

 


Loài ngựa hiện đại (trái) và tổ tiên nhỏ con của chúng là Siferhippus sandae - Ảnh: ĐH Florida

 

Để rút ra kết luận trên, các chuyên gia đã nghiên cứu hóa thạch của các đời hậu duệ Siferhippus sandae. Kết quả bất ngờ đến nỗi họ không tin vào mắt mình. “Tôi đã nghĩ rằng chúng tôi đã làm sai điều gì đó”, theo đồng tác giả Jonathan Bloch đang công tác tại Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên Florida. Bloch và đồng sự không chắc chắn lắm về nguyên nhân đằng sau tình trạng suy thoái về kích thước trên, nhưng họ cho rằng nhiều khả năng đây là điều mà quy luật sinh thái học Bergmann từng đề cập đến. Được nhà sinh học người Đức Christian Bergmann giới thiệu vào năm 1847, quy luật này cho rằng nhiệt độ môi trường càng cao thì kích thước của động vật càng giảm, trong khi thời tiết lạnh khuyến khích sản sinh động vật lớn hơn. Đó là điều mà chúng ta đang chứng kiến ở các loài sinh vật sống tại phía bắc và nam xích đạo, giải thích tại sao nai sừng tấm chỉ xuất hiện ở Alaska chứ không phải tại vùng nhiệt đới.

 

Để làm rõ nghi ngờ trên, nhóm của chuyên gia đã thực hiện phân tích địa hóa đối với răng hóa thạch của Siferhippus sandae nhằm tìm kiếm sự hiện diện của chất đồng vị ô xy, dấu hiệu tiết lộ nhiệt độ toàn cầu khi đó cao hay thấp. Và kết quả như dự liệu của họ. Vậy nếu tổ tiên loài ngựa thu nhỏ kích thước trong điều kiện nóng bức, liệu điều tương tự có xảy ra trong thời gian tới hay không? Câu trả lời ngắn gọn là có, và điều nghiêm trọng hơn là nó sẽ diễn ra nhanh hơn chúng ta nghĩ. Dự kiến khí hậu sẽ tăng vào khoảng 4 độ C trong 100 năm nữa, đủ để kích hoạt quá trình thu nhỏ. Trên thực tế, chuyên gia Ross Secord của Đại học Nebraska-Lincoln cho biết các nhà điểu cầm học đã tìm thấy chứng cứ suy giảm kích thước ở một số loài chim.

 

Phát biểu trên chuyên san Science, chuyên gia Bloch cho hay giới khoa học vẫn biết là động vật có vú có kích thước nhỏ vào thời PETM, nhưng họ đã không lường trước nhiệt độ đã tác động đến sự chuyển hóa đối với kích thước cơ thể. Một điều cần lưu ý là quy luật Bergmann vốn không có tính phân biệt, có nghĩa là nó có thể ảnh hưởng đến mọi loài trên trái đất một cách bình đẳng. May mắn là quy luật này chỉ ảnh hưởng khoảng ¾ số loài động vật có vú, dù không ít người đặt dấu hỏi tại sao những chủng tộc ở Bắc Cực như Inuit, Aleut và Sami có khuynh hướng nặng ký hơn người sống gần xích đạo. Nói cho cùng, trong trường hợp xấu là con người lùn đi giống chủng tộc hobbit trong loạt phim Chúa tể những chiếc nhẫn, thay đổi để thích hợp với môi trường vẫn còn hơn là bị diệt chủng.

Hạo Nhiên/ TNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lùn đi vì biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI