Giảm thải để có kinh tế xanh
(14:25:43 PM 26/11/2012)
Chìa khóa phát triển bền vững
Kinh tế xanh là nền kinh tế ít phát thải Carbon, giảm thiểu ô nhiễm, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn năng lượng và tài nguyên. Hiện nay, các nước phát triển như Mỹ, Đức, Hàn Quốc… đã đầu tư hàng trăm tỷ USD cho chính sách “kinh tế xanh” và coi đó là chiếc chìa khóa phát triển bền vững của quốc gia. Còn đối với những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, kinh tế xanh vẫn còn là một khái niệm mới mẻ.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ đến năm 2020, các cơ sở sản xuất - kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên với hiệu quả sử dụng thấp, phát sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm, sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, gây tổn thất hệ sinh thái, suy thoái môi trường, công nghệ sản xuất còn lạc hậu… Đó là những thách thức lớn nước ta đang phải đối mặt trong xây dựng nền kinh tế xanh. Để có thể xanh hóa nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện BĐKH, các chuyên gia cho rằng, thời gian tới Việt Nam cần tiếp cận với các dịch vụ năng lượng mới như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… đồng thời xây dựng các chính sách hỗ trợ để phát triển nguồn năng lượng này. Một trong những trụ cột ứng phó với BĐKH mà cộng đồng quốc tế đưa ra là giảm phát thải khí nhà kính, chuyển giao công nghệ thích ứng với BĐKH, hướng tới nền kinh tế ít Carbon, kinh tế xanh.
220 tỷ đồng
Xác định mô hình kinh tế xanh là xu hướng phát triển nhằm ngăn chặn những thách thức của BĐKH, bên cạnh những chính sách ứng phó với BĐKH hướng tới tăng trưởng xanh như: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; chiến lược quốc gia về BĐKH; các hoạt động ứng phó với BĐKH… Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ Carbon ra thị trường thế giới. Mục tiêu chung quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhằm thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC) và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời tận dụng các cơ hội để phát triển nền kinh tế Carbon thấp, tăng trưởng xanh và cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Một trong các nội dung quản lý phát thải khí nhà kính là xây dựng hệ thống kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia với sự tham gia của các địa phương có liên quan; xây dựng, rà soát, bổ sung và hoàn thiện cơ chế tài chính, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật, quy định về kiểm kê khí nhà kính phù hợp với hướng dẫn của Ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) về kiểm kê quốc gia khí nhà kính. Đề án cũng sẽ thực hiện một số mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực. Cụ thể, lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính so với năm 2005 là 8% bằng các biện pháp phát triển năng lượng tái tạo, phát triển giao thông công cộng. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mục tiêu này là giảm 20% thông qua các biện pháp giảm phát thải như: ứng dụng biện pháp canh tác lúa tiên tiến theo hướng tiết kiệm nước và giảm chi phí đầu vào; thu gom tái chế, tái sử dụng các sản phẩm phụ nông nghiệp. Đối với lĩnh vực chất thải, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính so với năm 2005 là 5% thông qua các giải pháp thu hồi và sử dụng khí Methane (CH4) từ các bãi chôn lấp rác và xử lý nước thải công nghiệp. Lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất, lâm nghiệp, mục tiêu tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính so với năm 2005 là 20% thông qua các biện pháp như bảo vệ rừng; trồng rừng; đẩy mạnh phục hồi rừng, tái sinh rừng tự nhiên...
Đề án được thực hiện từ nay đến năm 2020. Các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án được xác định tập trung ưu tiên cho giai đoạn từ nay đến năm 2015. Trên cơ sở đánh giá, tổng kết những kết quả đã làm được, đề xuất điều chỉnh về mục tiêu, yêu cầu và nội dung cho giai đoạn sau. Tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến khoảng 220 tỷ đồng.
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).