Email của các nhà khí hậu bị “hack” hàng loạt trước COP 17
(09:38:35 AM 25/11/2011)Khí thải nhà kính- nguyên nhân hàng đầu gây biến đổi khí hậu ( The Guardian)
Đây là cuộc tấn công lần hai của các “nhóm lợi ích khí thải” trước thềm các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế. Năm 2009, trong thời gian chuẩn bị Hội nghị đàm phán về biến đổi khí hậu tại Cophenhaghen – Đan Mạch, giới khoa học khí hậu bị rúng động khi hàng loạt thư tín nghiên cứu và trao đổi giữa các nhà khoa học, các tổ chức bị tung lên mạng và đã bị chỉnh sửa và cắt xén.
Theo thông tin môi trường trên Tạp chí Guardian cho biết, cuộc tấn công bằng công nghệ thông tin lần này đang nhắm vào các nhà nghiên cứu khí hậu hàng đầu thế giới và đã có trên 5.000 thư tín bị đánh cắp. Trong tuần vừa qua hơn 39.000 trang tài liệu đến và đi của các nhà khoa học tại Đại học East Anglia, UEA đã được nạp vào một máy chủ ở Nga. Cũng như lần tấn công trước đây, những thư tín này bị cắt xén, chỉnh sửa nhằm gây sự chú ý của dư luận. Chẳng hạn email của Giáo sư Phil Jones, giám đốc nghiên cứu của Đơn vị nghiên cứu khí hậu (CRU) tại UEA được tung lên mạng có đoạn: "cái nhìn đầu tiên đó là nghi ngờ về toàn bộ nền tảng của khoa học khí hậu và mô hình đánh giá khí hậu". Tuy nhiên, ông giải thích ông đã đề cập không phải tất cả các mô hình khí hậu, những mô hình mới cố gắng đạt giá trị trung bình hiện tại, mà ông tin rằng không đủ sự liên kết cần thiết.
Các nhóm hoài nghi khí hậu được sự hậu thuẫn của các nhà tài phiệt công nghiệp ở nhiều nước phát triển được cho là thủ phạm của các vụ ăn cắp thư tín. Một lý lẽ hoài nghi được đưa ra đó là: họ (các nhà khí hậu) quá bí mật với dữ liệu nghiên cứu, đôi khi bằng chứng bị phá hủy và các cảnh báo bị phóng đại dựa trên các mô hình khí hậu không chắc chắn.
Các nhà khoa học khí hậu tỏ ra tức giận khi thông tin thư tín cá nhân bị rò rỉ và cắt xén. Họ cũng không hài lòng khi vụ đánh cắp thông tin năm 2009 – được xem là vụ “climategate” (tương tự vụ watergate) đã không tìm ra được thủ phạm.
Vụ đánh cắp thư tín hàng loạt vừa qua là một đón tấn công đánh vào Hội nghị các bên liên quan của Công ước khung về biến đổi khí hậu (COP 17) sẽ diễn ra ở Durban – Nam Phi từ ngày 28/11 - 9 /12/2011, nơi hội tụ các nhà khoa học, chính trị gia nhiều nước trên thế giới nhằm thảo luận cắt giảm khí thải nhà kính. Cụm từ “cắt giảm khí nhà kính” là nỗi “ám ảnh” của các nhà tài phiệt công nghiệp và các quốc gia sử dụng, xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).