Biến đổi khí hậu làm tăng 50% các cơn giông sét
(10:50:18 AM 17/11/2014)Ảnh minh hoạ: IE
Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học thuộc Đại học California đã phân tích số liệu sau khi đo lượng mưa và quan sát các đám mây của Cơ quan Khí tượng quốc gia Mỹ (NSW) cũng như xây dựng 11 mô hình khí hậu khác nhau để ước tính nhiệt độ của Trái Đất cho tới năm 2100. Ngoài ra, các chuyên gia cũng dựa trên chỉ số năng lượng tiềm năng đối lưu sẵn có (CAPE), được đo đạc bằng máy thám không vô tuyến và các thiết bị khinh khí cầu đưa vào bầu khí quyển trên khắp nước Mỹ hai lần/ ngày.
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy Trái Đất càng nóng lên càng xảy ra nhiều cơn giông sét. Cụ thể, nguy cơ xảy ra các vụ sét đánh tăng 12% khi nhiệt độ tăng 1 độ C. Như vậy, đến năm 2100 - khi nhiệt độ tăng khoảng 4 độ C, nguy cơ này lên tới 50%.
Theo các chuyên gia, tia sét được phóng ra với vận tốc 36.000 km/h và sức nóng lên tới 30.000 độ C có thể gây cháy rừng và làm chết người. Việc gia tăng các cơn giông sét đặt con người cũng như các loài muông thú, chim chóc trước nguy cơ cao bị sét đánh trúng gây thương vong. Sét đánh cũng khiến các vùng đất bị tàn phá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết 77% các cơn giông sét có thể được dự báo thông qua chỉ số CAPE và lượng mưa đo được.
Sét là hiện tượng phóng tia lửa điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hoặc giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 25 triệu vụ sét đánh trên toàn cầu. Từ đầu năm đến nay, riêng tại Mỹ đã có 25 người thiệt mạng do bị sét đánh trúng, trong đó bang Florida (Phlo-ri-đa) là địa phương có nhiều người chết do sét đánh nhất 6 người.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
(Tin Môi Trường) - Ông Nguyễn Văn Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - vừa ký văn bản công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).