»

Thứ ba, 03/12/2024, 17:12:48 PM (GMT+7)

Biến đổi khí hậu không tác động tới nhiệt độ dưới đáy đại dương

(21:40:45 PM 07/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Nhiệt độ nước ở tầng thấp của các đại dương đã không gia tăng trong một thập kỷ qua là thông tin được đưa ra trong nghiên cứu khoa học mới nhất của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Kết quả này đã đặt ra những dấu hỏi về nguyên nhân khiến tốc độ Trái Đất nóng lên chậm lại mặc dù lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng nhanh trong những năm gần đây.

Biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]không[-]tác[-]động[-]tới[-]nhiệt[-]độ[-]dưới[-]đáy[-]đại[-]dương

Ảnh: TL


Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học đến từ Phòng thí nghiệm Jet Propulsion thuộc NASA đã tiến hành phân tích dữ liệu thu được từ vệ tinh và các thiết bị đo trực tiếp nhiệt độ của các đại dương trong giai đoạn 2005-2013. Kết quả cho thấy nhiệt độ nước biển ở độ sâu dưới gần 2.000 mét không tăng lên, trong khi mực nước biển tiếp tục dâng cao do hậu quả của biến đổi khí hậu. Cũng theo NASA, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất trong những năm đầu thế kỷ 21 đã ngừng tăng, mặc dù lượng carbon gây hiệu ứng nhà kính được thải ra bầu khí quyển tiếp tục gia tăng.


Chuyên gia Josh Willis (Giốt Uy-lít), trưởng nhóm nghiên cứu, nhận định nhiệt độ ở đáy đại dương không tăng bất chấp biến đổi khí hậu có thể một phần do hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina. Theo ông, kết quả nghiên cứu này đã đặt ra một bài toán khó cho giới khoa học về mối liên hệ giữa hiện tượng nước biển ấm lên và biến đổi khí hậu. Nhóm chuyên gia NASA đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra lời giải cho vấn đề này.


Theo một nghiên cứu khác công bố cách đây hai tháng trên tạp chí "Science" (Khoa học), quá trình nóng lên toàn cầu chậm lại trông thấy trong 15 năm qua có thể là do hiện tượng hấp thụ nhiệt ở các vùng nước lạnh dưới đáy các đại dương.

Tinmoitruong.vn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Biến đổi khí hậu không tác động tới nhiệt độ dưới đáy đại dương

  • Tran Xuan Xanh (14:32:16 PM 10/10/2014)Đốt lửa trên vung giải quyết vấn đề gì?

    Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học đến từ Phòng thí nghiệm Jet Propulsion thuộc NASA đã tiến hành phân tích dữ liệu thu được từ vệ tinh và các thiết bị đo trực tiếp nhiệt độ của các đại dương trong giai đoạn 2005-2013. Sử dụng những thiết bị hiện đại nhất và chi phí tốn kém để kết luận khoa học một vấn đề vật lý quá đơn giản. Sự việc khoa học trên khẳng định không khác gì đốt lửa trên vung nồi không thể làm cho nuồi nước sôi được. Nguyên lý về vật lý đối với chất lỏng có nhiệt độ cao sẽ nhẹ hơn chất lỏng có nhiệt độ thấp và nổi lên trên. Như vậy trên mặt biển dù có nhiệt độ cao đến nhiệt độ sôi cũng khó làm thay đổi nhiệt độ dưới đáy biển sâu hàng nghìn mét. Một vấn đề chống biến đổi khí hậu các nhà khoa học chưa thể các định được tỷ lệ hình thành tia bức xạ hồng ngoại của các loại vật chất hấp thụ nhiệt sinh ra nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ Trái đất. Ví dụ như đất khô, đất ẩm, cát, bê tông, nhựa đường, mái tôn... hay ví dụ như đất đen sẽ phát xạ bức xạ nhiệt hồng ngoại là lớn nhất so với đất đỏ, cát....Diệp lục tố của cây xanh không phát xạ mà hấp thụ bức xạ nhiệt hồng ngoại.vvv... Những vấn đề nghiên cứu khoa học đó vô cùng quan trong đối với khoa học môi trường hiện nay của thế giới nhằm giảm diện tích hấp thụ nhiệt để giảm nhiệt cho Trái đất.

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biến đổi khí hậu không tác động tới nhiệt độ dưới đáy đại dương

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước

Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước

(Tin Môi Trường) - Ông Nguyễn Văn Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - vừa ký văn bản công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI