Băng ở Tây Nam Cực hình thành sớm hơn 20 triệu năm so với dự đoán
(18:32:17 PM 07/09/2013)Ngày nay lớp băng ở Tây Nam Cực nằm dưới mực nước biển nhưng 34 triệu năm trước nó từng nằm trên một dãy núi cao hơn.
Lớp băng ở Tây Nam Cực chỉ chiếm khoảng 10 phần trăm băng trên lục địa. Nó nằm dưới mực nước biển. Nó có thể đang tan chảy do không khí ấm áp và nước biển xâm lấn nhanh hơn so với lớp băng ở Đông Nam Cực nằm ở vị trí cao hơn.
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã cho rằng Tây Nam Cực luôn nằm ở vị trí thấp hơn và vì vậy nó khó giữ những lớp băng lớn như ở Đông Nam Cực.
Tuy nhiên gần đây, các nhà nghiên cứu cho rằng trong quá khứ có lẽ Tây Nam Cực đã nằm ở vị trí cao hơn và nó bị hạ thấp xuống dưới mực nước biển do băng trôi hoặc xói mòn.
Dựa vào độ dày của lớp trầm tích biển ngoài khơi bờ biển Nam Cực- những tàn tích của những dãy núi bị bào mòn do băng trôi trong quá khứ, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, ở Santa Barbara (Mỹ) ước tính rằng Tây Nam Cực có thể đã từng cao hơn hàng trăm mét so với hiện nay.
Với những ước tính địa hình mới này, các nhà nghiên cứu đã cập nhật mô hình lớp băng và đã chỉ ra rằng với sự khác biệt về độ cao, lớp băng ở Tây Nam Cực có thể đã đạt đến một kích thước đáng kể khoảng 34 triệu năm trước, sớm hơn 20 triệu năm trước so với suy nghĩ của chúng ta. Nhóm nghiên cứu đã báo cáo những phát hiện đó trong tuần này trên tạp chí Geophysical Research Letters.
"Tôi nghĩ rằng điều này khiến chúng ta tự tin hơn một chút về các mô hình đang được sử dụng để dự đoán sự thay đổi của nó như thế nào cùng với sự thay đổi mức carbon dioxide hiện tại," Doug Wilson, đồng tác giả và nhà địa vật lý, nói.
Các mô hình tái tạo lại khí hậu toàn cầu đã cho rằng khối lượng lớn băng hình thành trên khắp hành tinh khoảng 34 triệu năm trước, trong suốt một giai đoạn mát mẻ. Tuy nhiên, các mô hình này chưa giải thích được nơi nào trên hành tinh này lớp băng này có thể đã được hình thành: Khoảng một phần ba khối lượng được dự đoán đã biến mất” Wilson nói.
Bây giờ, bằng cách tăng độ cao của Tây Nam Cực, các nhà nghiên cứu đã xác định được một vị trí chính đáng và có thể đã chiếm phần còn lại của khối lượng băng được dự đoán của những mô hình này.
"Điểm sai chủ yếu là đặc điểm địa hình đã làm cho chúng ta tin rằng các chuyển động được dự đoán của băng từ những mô hình khí hậu không tệ đến vậy", Wilson nói.
Kế hoạch tiếp theo nhóm nghiên cứu là tập trung vào các giai đoạn khác trong lịch sử Tây Nam Cực bằng cách đánh giá lại cách địa hình có thể đã thay đổi qua các thời kỳ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).