Khó thực hiện dự án CDM ở Việt Nam
(00:20:59 AM 18/06/2011)
Bất cập
CDM thường là dự án cùng đầu tư và phải đạt hiệu quả giảm phát thải lớn. Các nước phát triển (có nghĩa vụ giản phát thải khí nhà kính (KNK) theo nghị định thư Kyoto) thường thích tài trợ cho các dự án có tác dụng giảm phát thải ở mức độ lớn.
Trong khi ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, dự án CDM thường có quy mô vốn nhỏ so với một số nước. Hơn thế, lại chưa rành về vấn đề thủ tục vốn rất phức tạp, nên các dự án ấy rất chậm được thông qua.
Có thể kể đến dự án xử lý rác thải tại Hải Phòng do Phần Lan tài trợ, dự án thu hồi khí metan của bãi rác ở TP. Hồ Chí Minh, và một dự án tương tự ở khu xử lý rác Nam Sơn của Hà Nội v..v..
Các dự án đó dều chưa đi đến kết quả để thành một dự án CDM. Một trong những nguyên nhân chính là do dự án chưa tính toán được lượng khí metan thu hồi một cách chính xác.
So với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam đã có một số văn bản quy phạm pháp luật và cơ cấu tổ chức phù hợp cho việc thúc đẩy và khuyến khích các hoạt động CDM trong nước.
Tuy nhiên vẫn còn một số điểm yếu (cơ chế tài chính cho CDM, các biện pháp chính sách khuyến khích dự án CDM, kỹ năng xây dựng phát triển dự án, nhận thức về CDM…) cần sớm được khắc phục. Các điểm yếu ở Việt Nam cũng giống với ở hầu hết các nước đang phát triển khác.
Cơ hội
Có nhiều cơ hội để thực hiện các dự án CDM ở Việt Nam do Việt Nam đã đáp ứng cả 3 yêu cầu cơ bản tham gia CDM là hê chuẩn KP (từ 1999); Tự nguyện tham gia CDM và chỉ định cơ quan thẩm quyền trong nước về CDM – DNA (Bộ Tài nguyền&Môi trường, đầu mối hiện nay là Cục Khí tượng Thủy văn&Biến đổi Khí hậu (BĐKH)
Việc xây dựng các dự án CDM của Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện tại Quyết định số 130/2007/QĐ-TTG ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
- Được xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển của bộ, ngành, địa phương và góp phần đảm bảo phát triển bền vững của Việt Nam;
- Nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án trên cơ sở tự nguyện, tuân thủ pháp luật Việt Nam, và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;
-Bảo đảm tính khả thi với công nghệ tiên tiến và nguồn tài chính phù hợp, không sử dụng nguồn vốn ODA hoặc vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để thu được CERs chuyển cho nhà đầu tư dự án CDM từ nước ngoài;
- Giảm phát thải KNK với lượng giảm là có thực, mang tính bổ sung, được tính toán và kiểm tra, giám sát theo kế hoạch với cụ thể;
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Thực hiện đăng ký với Ban chấp hành quốc tế về CDM và được Ban chấp hành quốc tế về CDM chấp thuận;
- Quá trình thực hiện dự án không làm phát sinh bất kỳ trách nhiệm mới nào cho Chính phủ Việt Nam so với nội dung đã được quy định trong Nghị định Thư Kyoto;
- Xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định đối với dự án CDM, được Bộ Tài nguyên&Môi trường cấp Thư xác nhận hoặc Thư phê duyệt.
Cho tới tháng 2/2009, cơ quan có thẩm quyền quốc gia của Việt Nam (DNA) là Bộ Tài nguyên&Môi trường đã phê duyệt 78 văn kiện thiết kế dự án (PDD) trong đó ba PDD đã được ban chấp hành quốc tế về CDM cho đăng ký, công nhận là dự án CDM tại Việt Nam và đã cấp thư xác nhận cho 20 tài liệu ý tưởng dự án (PIN).
Theo kết quả của dự án “Nghiên cứu chiến lược quốc gia của Việt Nam về CDM (NSS)” thì khoản thu nhập kinh tế tối đa dự kiến có thể đạt khoảng 250 triệu đô – la Mỹ trong giai đoạn I thực thi cam kết từ năm 2008 đến năm 2012.
(Tài liệu theo dự án xây dựng năng lực về biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).