Đẩy mạnh đổi mới sản phẩm bền vững
(00:20:57 AM 18/06/2011)
Đoàn cán bộ, chuyên gia dự án đánh giá tại các doanh nghiệp Chè Yên Bái
Về kinh tế, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm còn yếu kém. Nền kinh tế vẫn ở trình độ phát triển thấp, chủ yếu dựa trên xuất khẩu tài nguyên thô và hàm lượng lao động cao, dễ bị tổn thương bởi các biến động bên ngoài. Các sản phẩm của khu vực chưa có chất lượng cao, thậm chí còn tồn tại những vấn đề quan ngại về độ an toàn và sức khỏe người tiêu dùng.
Về môi trường, tính nguyên sơ và các nguồn tài nguyên của thiên nhiên đang là nghịch đảo của sự tăng trưởng kinh tế. Các tác động xấu của biến đổi khí hậu được cảm nhận ngày càng rõ, với điển hình là cơn hạn hán lịch sử đang diễn ra ở cả Đồng bằng sông Mê-kông và Đồng bằng sông Hồng. Trong tương lai, sự cải thiện về đời sống kinh tế của người dân có thể mất đi toàn bộ ý nghĩa nếu ô nhiễm môi trường vượt quá giới hạn chịu đựng của hệ sinh thái khu vực.
Về xã hội, tăng trưởng kinh tế thuần túy và toàn cầu hóa đang xói mòn đi các giá trị và bản sắc văn hóa. Đô thị hóa, bất bình đẳng thu nhập, mất đất, mất nghề và tụt hậu đang loại nhiều người dân khỏi vòng quay phát triển. Một nghịch lý là "Bao giờ cho đến ngày xưa?" lại đang là mong ước của không ít người.
Việc áp dụng những công nghệ sản xuất sạch hơn trong thời gian qua đã mang lại rất nhiều những kết quả khả quan về tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong công nghiệp. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, cần có một công cụ mạnh mẽ và toàn diện hơn trong những giải pháp sản xuất sạch hơn để phát triển những sản phẩm mới, thân thiện hơn với môi trường và người sử dụng. Do vậy việc phát triển các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp, có hiệu quả cao trong sử dụng tài nguyên và thân thiện môi trường, đồng thời lại mang tính nhân văn và trách nhiệm xã hội là hết sức cần thiết. Các sản phẩm như vậy- được gọi là Sản phẩm Bền vững - là hoàn toàn khả thi.
Trong bối cảnh đó, Trung tâm Sản Xuất Sạch Việt Nam (VNCPC) đã cùng với các đối tác triển khai thực hiện dự án "Đổi mới Sản phẩm theo hướng bền vững” (Sustainable Product Innovation - SPIN) được triển khai tại 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia từ tháng 04/2010 đến hết tháng 03/2014 với sự tài trợ của Chương trình SWITCH ASIA - Liên minh Châu Âu.
Lễ ra mắt dự án vào tháng 04/2010 tại phòng hội thảo Tòa nhà Ocean Park – Hà Nội
Dự án SPIN được triển khai với mong muốn thúc đẩy tiềm năng đổi mới trong ngành công nghiệp và tăng chất lượng mang tính xã hội và môi trường của các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Điều này sẽ được thực hiện thông qua việc triển khai Đổi mới Sản phẩm Bền vững trên phạm vi rộng tại cả 3 nước. SPIN được coi như một nhân tố quan trọng trong bước tiếp cận tới sản xuất và tiêu thụ bền vững, trong một phạm vi rộng tại cả 3 nước.
Để thực hiện đổi mới sản phẩm bền vững, doanh nghiệp cần bắt đầu từ khâu tìm hiểu thị trường nhằm thiết kế ra những sản phẩm bao gồm đầy đủ những chức năng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, có tính đến khâu đóng gói, vận chuyển. Bên cạnh đó là việc tính toán đến vấn đề hiểu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu những tác động đến môi trường trong sản xuất, tăng vòng đời sản phẩm và cuối cùng là khâu thải bỏ sản phẩm cũng phải bền vững và thân thiện với môi trường.
Mục tiêu cụ thể của dự án là khi hoạt động là đến khi kết thúc, SPIN sẽ được triển khai tại ít nhất 500 doanh nghiệp thuộc 5 ngành công nghiệp gắn liền với Việt Nam, Lào và Campuchia (chế biến thực phẩm, dệt may, giầy dép, tiểu thủ công và đồ gỗ - nội thất) để phát triển và sản xuất những sản phẩm mang tính bền vững và tân tiến hơn, cung cấp cho thị trường trong nước, khu vực và Châu Âu. Do vậy, SPIN sẽ có những đóng góp chung cho sự phát triển bền vững về xã hội và môi trường trong ngành công nghiệp, qua đó, tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường.
Những hoạt động chính của dự án bao gồm việc triển khai xây dựng bộ công cụ SPIN phát triển 3 phiên bản với phiên bản mới nhất là bộ công cụ giúp người sử dụng tự mình hoàn thiện chương trình đối mới sản phẩm và triển khai chúng tại doanh nghiệp, các nghiên cứu sẽ gắn liền với maketing và chính sách. Bên cạnh đó là những hội thảo đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, đổi mới sản phẩm. Và cuối cùng những hoạt động đánh giá, hỗ trợ tại các doanh nghiệp bao gồm việc ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, xây dựng chiến lược sản phẩm mới, thiết kế sản phẩm, đào tạo kĩ năng maketing xanh, tìm hiểu thị trường...
Trong giai đoạn đầu của dự án, SPIN đã triển khai xây dựng những nghiên cứu, đánh giá về tình trạng của các sản phẩm bền vững tại Việt Nam, được tổng kết từ 3 ngành nghề là: Nội thất, thủ công mỹ nghệ, chế biến hải sản từ dự án CP4BP mà VNCPC và các đối tác đã triển khai thực hiện và mở rộng ra các ngành khác như chế biến thực phẩm, dệt và da giày. Mặt khác, những cán bộ dự án cũng đang triển khai xây dựng báo cáo về tiềm năng đổi mới sản phẩm bền vững tại các doanh nghiệp Việt Nam, Lào và Campuchia. Cùng với đó là những đánh giá về nhu cầu và khả năng tiếp nhận của thị trường đối với những sản phẩm bền vững của dự án và xác định những kênh marketing đến với người tiêu dùng cho những sản phẩm này.
Thông tin chi tiết về các hoạt động của dự án được cập nhật tại địa chỉ: www.spin-asia.org
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
(Tin Môi Trường) - Ông Nguyễn Văn Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - vừa ký văn bản công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).