»

Chủ nhật, 24/11/2024, 02:01:43 AM (GMT+7)

WWF và Microsoft hỗ trợ người dân Thừa Thiên Huế thích ứng với biến đổi khí hậu và cải thiện sinh kế

(14:31:51 PM 25/06/2014)
(Tin Môi Trường) - Sau hai năm thực hiện, ngày 25/6/2014, WWF và Microsoft tổ chức hội thảo chia sẻ thành công của dự án “Tăng cường rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, đồng thời công bố tiếp tục hỗ trợ dự án với phương pháp tiếp cận tích hợp hơn, trong đó cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng và tham gia tích cực.

  Ảnh hoạt động chăm sóc cây non tại rừng ngập mặn Rú Chá. - Nguồn ảnh: WWF-Việt Nam

 

 

Nằm dọc phá Tam Giang tại xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Rú Chá – nơi triển khai dự án – là một hệ sinh thái độc đáo với nhiều giá trị văn hóa và lịch sử, đóng vai trò như một nơi trú ẩn bảo vệ cộng đồng địa phương khỏi những cơn bão. Trong những năm gần đây, Rú Chá đã chịu nhiều tác động từ các hoạt động của con người như khai thác gỗ, nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch, v.v khiến cho diện tích rừng giảm xuống chỉ còn 4.65 héc-ta.

 

Ông Nguyễn Trọng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế - đối tác dự án tại địa phương cho biết “Rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quan trọng đối với nguồn lương thực và sinh kế của con người. Nếu rừng ngập mặn tiếp tục bị suy giảm, nguồn thuỷ sản sẽ ít đi, cộng đồng địa phương sẽ phải gánh chịu những tác hại do thiếu sự bảo vệ tự nhiên trước tác động của bão lụt, xói lở bờ và đất nhiễm mặn khiến mùa màng thất thu, nhà cửa bị phá huỷ và ao nuôi trồng thuỷ sản bị ô nhiễm. Dự án này đã có những đóng góp to lớn vào việc nâng cao chất lượng và tăng cường diện tích của rừng ngập mặn tại Rú Chá.”

 

Trong hai năm vừa qua, hơn 23.000 cây ngập mặn đã được trồng trong đó hơn một nửa được trồng tại các ao nuôi thuỷ sản, vì thế trực tiếp mang lại lợi ích giúp cải thiện sinh kế đối với người dân. Các cây ngập mặn sẽ giúp thanh lọc nước, cung cấp môi trường sống lý tưởng cho các loài thuỷ sinh như cá, tôm, cua, do đó mang lại nguồn thực phẩm cũng như cơ hội nghề nghiệp cho cộng đồng địa phương. Cũng trong khuôn khổ dự án, 300 người dân đã được đào tạo về trồng và quản lý rừng ngập mặn; 400 hộ dân được giúp đỡ cải thiện quản lý nuôi trồng thuỷ sản thông qua áp dụng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản sinh thái. Trong thập kỷ tới, khi các cây ngập mặn trưởng thành, khu rừng mở rộng này sẽ là lá chắn bảo vệ tự nhiên cho cộng đồng khỏi các cơn bão lũ.

 

Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF-Việt Nam chia sẻ “Với những thay đổi lạc quan của người dân trong nhận thức về khái niệm chia sẻ lợi ích và quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, đồng thời cũng tham khảo các dự án quốc tế hiệu quả khác, chúng tôi đã xây dựng dự án để người dân không chỉ đóng vai trò là người tham gia mà còn là chủ nhân của dự án. Với mô hình này, dự án sẽ đảm bảo được tính bền vững.”

 

Dự án cũng thực hiện một chương trình nâng cao nhận thức trong đó giúp người dân hiểu được giá trị cây ngập mặn và làm thế nào để chăm sóc và quản lý rừng ngập mặn mới. Từ đó, họ sẽ chủ động đầu tư vào duy trì rừng ngập mặn và giúp chúng phát triển.

 

Ông Francis Cheong, Quản lý Cấp cao về Phát triển Bền vững Khu vực của Microsoft cho biết “Không dừng lại ở giai đoạn trồng cây ban đầu trong hai năm qua, Microsoft sẽ tiếp tục hỗ trợ duy trì dự án trong thời gian dài hơn, kết hợp với chiến dịch tái chế điện thoại tại Việt Nam. Đây không chỉ là cơ hội nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường mà đồng thời tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào bảo vệ những gì họ quan tâm.”

 

Theo chương trình này, với mỗi một điện thoại không sử dụng được mang tới điểm thu gom, Microsoft sẽ trồng thêm một cây cho rừng ngập mặn. Ngoài ra, người tham gia sẽ có một cây ngập mặn đặt theo tên mình trong chương trình “Tái chế điện thoại, Trồng một cây xanh”.

Sự hợp tác giữa WWF và Microsoft được thiết lập trong bối cảnh các hiện tượng thiên nhiên cực đoan và nguy cơ của mực nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Thừa Thiên Huế là một trong những khu vực tại Việt Nam chịu nhiều thiên tai nhất như bão, lũ và các hiện tượng liên quan tới biến đổi khí hậu, gây ra tổn thất nặng nề về người và của.

 

NHẬT VIÊN - TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: WWF và Microsoft hỗ trợ người dân Thừa Thiên Huế thích ứng với biến đổi khí hậu và cải thiện sinh kế

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI